Theo dự báo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), Mặt trời sẽ bước vào chu kỳ giảm nhiệt, khiến cho Trái đất rơi vào Kỷ băng hà mới.
>>Đằng sau nỗ lực thúc đẩy dự án "mặt trời nhân tạo" của Trung Quốc
Sự khác biệt về số lượng các vết đen trên bề mặt Mặt Trời giữa hai giai đoạn. Ảnh: NASA.
Các nhà khoa học NASA cho biết, trong vòng 30 năm tới, năng lượng của Mặt trời sẽ suy yếu đi đáng kể do hoạt động của chu kỳ. Cụ thể, mỗi chu kỳ Mặt Trời có thời gian trung bình khoảng 11 năm, kéo dài từ giai đoạn cực tiểu này đến giai đoạn cực tiểu tiếp theo. Trong một báo cáo mới của Ban dự đoán Chu kỳ Mặt Trời (SCPP), các nhà nghiên cứu xác nhận Mặt trời đã chính thức bước vào chu kỳ hoạt động mới, được gọi là Chu kỳ Mặt Trời 25 hay Solar Cycle 25.
Chu kỳ mới này đã bắt đầu từ tháng 12/2019. Tuy nhiên, cần nhiều thời gian để tính toán và xác nhận điều này. Chu kỳ 25 được dự đoán là rất giống với chu kỳ trước. Theo đó, chu kỳ này sẽ kéo dài 11 năm và đạt "cực đại" vào tháng 7/2025. Khi đó, Mặt Trời có thể xảy ra hiện tượng chói sáng và xuất hiện các vụ phun trào của bão Mặt Trời.
Trong một nghiên cứu mới nhất, thời điểm năng lượng Mặt trời cực tiểu được dự đoán sẽ diễn ra vào năm 2050. Khi bước vào giai đoạn này, không chỉ độ sáng của mặt trời sẽ giảm, mà tia cực tím cũng sẽ bị suy yếu đáng kể.
Hiện tại, NASA và Cơ quan Khí tượng Mỹ (NOAA) đã làm việc cùng nhau để nâng cao khả năng dự đoán về thời tiết không gian và cải thiện sự chuẩn bị cho những vụ bùng phát trên Mặt trời. Lika Guhathakurta, một nhà khoa học năng lượng Mặt trời tại trụ sở NASA ở Washington, cho biết “Điều quan trọng là phải nhớ hoạt động Mặt trời không bao giờ dừng lại. Nhưng việc Mặt trời bước vào giai đoạn cực tiểu có thể làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu".
>>Bão Mặt trời đang hướng về Trái đất, có thể làm hỏng GPS, điện, tín hiệu điện thoại
Vụ nổ từ mặt trời xảy ra vào ngày 19/5/2022. Nguồn: NASA
Mặc dù vậy, một số ý kiến cho rằng, trong vòng 1,2 năm tới, khi Mặt trời đang trong giai đoạn cực đại sẽ có nhiều tác động đến hệ thống lưới điện, hàng không, GPS, tên lửa, vệ tinh và phi hành gia trong không gian, qua đó cần có sự chuẩn bị tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại.
Các cơn bão bức xạ mặt trời cũng có thể phát ra các hạt tích điện chuyển động nhanh, mang nhiều năng lượng và có thể gây nguy hiểm cho các phi hành gia và tàu vũ trụ quay quanh Trái đất. Trong những cơn bão này, các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế cần phải tìm nơi trú ẩn và mọi hoạt động ngoài trời đều bị tạm dừng. Các hệ thống nhạy cảm với bức xạ trên vệ tinh được tắt nguồn cho đến khi cơn bão bức xạ đi qua.
Nhưng việc thiết lập một sự liên lạc thật sự giữa chu kỳ Mặt Trời và khí hậu toàn cầu vẫn còn nhiều khó khăn. Sở dĩ như vậy là do chỉ trong vài năm trở lại đây, những mô hình máy tính mới có khả năng mô phỏng thực tế các quá trình liên quan đến sự ấm lên của vùng nhiệt đới Thái Bình Dương và lạnh đi liên quan đến El Nino và La Nina.
Nhiều tổ chức, bao gồm NASA, NOAA và Cơ quan Thời tiết của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (AFWA) - đang theo dõi chu kỳ Mặt trời để dự đoán về các tác động liên quan. NASA cho biết: "Chúng ta không thể bỏ qua thời tiết không gian, nhưng chúng ta có thể thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo vệ mình".
Có thể bạn quan tâm
Thúc đẩy phát triển chuỗi hệ thống điện mặt trời áp mái, giảm phát thải nhà kính
14:00, 04/04/2022
“Người đàn bà mặt trời” của Mỹ
02:28, 06/02/2022
Đảo ngược tác hại của ánh nắng mặt trời bằng cách nào?
01:37, 29/01/2022
Bão Mặt trời đang hướng về Trái đất, có thể làm hỏng GPS, điện, tín hiệu điện thoại
20:53, 24/01/2022