Chuyên gia sản phẩm “chẳng ai cần” (Phần 2)

Diendandoanhnghiep.vn Trong hơn một năm, Matt đã tạo ra 187 sáng chế nhảm nhí. “Găng tay nhảm nhí” crocs của anh đã nổi tiếng đến mức hãng Crocs “xịn” phải yêu cầu anh đổi tên sản phẩm.

 >>Người Việt sáng chế thiết bị khử khuẩn hơi thở gây tiếng vang thế giới

 

Matt đã nhanh chóng vào guồng để tạo nên danh tiếng của mình. Anh tạo ra một trang web và tài khoản Instagram, Youtube với biệt danh Những sáng chế không cần thiết (Unnecessary Inventions) và cho ra mắt khoảng 7 sản phẩm mỗi tuần.
Trong hơn một năm, Matt đã tạo ra 187 sáng chế nhảm nhí. Những tác phẩm nổi bật của Matt bao gồm:
  • The Hoverbrella: Chiếc ô nhỏ gắn vào máy bay không người lái để che mưa.
  • FurRoller: Một thiết bị phủ lông động vật giả lên quần áo của bạn để thể hiện tình yêu động vật.
  • The Sobbing Spectacles: Một cặp kính có dính bọt biển để thấm nước mắt.
  • The FingerBeanies: Một bộ vòng đeo tay mini chỉ vừa bằng đầu ngón tay.
  • Bộ sạc thế kỷ: Cáp sạc iPhone dài 300 mét.
  • Bức màn ẩm thực: Một miếng vải dán vào mũi và che miệng của bạn, cho phép bạn “ăn trong sự riêng tư”.
  • StubStoppers: Một đôi bao cứng mini bảo vệ ngón chân, để khỏi đau khi bị vấp vào cạnh bàn
  • Áo thun SuperSolar: Một chiếc áo thun có tích hợp pin năng lượng mặt trời.
Mỗi sản phẩm của Matt chỉ tốn khoảng 5-20 đô la Mỹ và mất từ vài giờ đến vài ngày để sản xuất. “Tôi không phải là một kĩ sư, tôi chỉ gắn các món đồ với nhau. Đôi khi, tôi phải đứng yên khi chụp ảnh, nếu không những bộ phận sẽ rơi ra mất”, Matt chia sẻ.
Với một khoản đầu tư nhỏ, Matt đã nhanh chóng nổi tiếng trên internet, xuất hiện với tư cách khách mời trong các chương trình trò chuyện (talk show) và có hơn 2 triệu người theo dõi trên các trang mạng xã hội. Găng tay crocs của anh đã nổi tiếng đến mức hãng Crocs đã yêu cầu anh đổi tên sản phẩm.
Làm thế nào mà Matt 
lại có những ý tưởng “khác người” như vậy?

 

“Những sáng chế này đến từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hằng ngày mà tôi quan sát thông qua hành vi của mọi người”, Matt nói.
Các sáng chế của Matt thường không phải để bán. Anh kiếm tiền chủ yếu nhờ vào quan hệ đối tác với các thương hiệu như Call of Duty, DoorDash và Almond Board of California - những người trả tiền cho anh để tạo ra những ý tưởng liên quan đến sản phẩm của họ. Theo Matt, 2 hợp đồng mỗi tháng là đủ để anh có tiền trang trải cuộc sống.
Matt nói: “Tôi giống như một studio tiếp thị hơn là một người ảnh hưởng (influencer), tôi thực hiện những chiến dịch xoay quanh một mặt hàng cụ thể, thay vì quảng cáo về sản phẩm của đối tác”.
Gần đây, Matt đã thử nghiệm việc biến ý tưởng chiếc bàn cà phê có thể gấp đôi như một trò chơi ghép hình thành một sản phẩm kinh doanh. Dự án đã huy động được gần 100 nghìn đô la, gấp 10 lần mục tiêu ban đầu của anh.
“Để thành công trong việc này, bạn chỉ cần luôn vui vẻ”, Matt nói. “Nhưng tôi vẫn phải làm một cách nghiêm túc để có tiền thanh toán hóa đơn hàng tháng của mình”.
Nghệ thuật 
chindōgu

 

Matt là người nổi tiếng về các sáng chế vô nghĩa, nhưng thực tế, người đi tiên phong trong lĩnh vực này là phải kể đến Kenji Kawakami, người Nhật.
Kenji là biên tập viên của tờ Mail Order Life - tạp chí mua sắm tại nhà của Nhật Bản chuyên tiếp thị các thiết bị đắt tiền cho những bà nội trợ trong đầu thập niên 90.
Trong những trang cuối của tạp chí, Kenji thường giới thiệu những sáng tạo vô ích của mình, và ông gọi chúng là chindōgu, có nghĩa là “công cụ kì lạ”.
Các sáng chế của ông - như là gậy chụp ảnh tự sướng và đèn pin chạy bằng năng lượng mặt trời - đã thu hút được nhiều sự chú ý của Nhật Bản. Với sự giúp đỡ của một nhà báo người Mỹ, Kenji đã thành lập Hiệp hội Chindōgu Quốc tế và truyền bá về những sáng chế vô dụng trên toàn thế giới.

 

Kenji đã nói rằng Chindōgu là một cuộc nổi dậy chống lại sự chuyên chế của chủ nghĩa tiêu dùng. Ông nói với phóng viên rằng: “Tôi coi thường chủ nghĩa tiêu dùng và việc mọi thứ đều trở thành hàng hóa”.
Trong nhiều năm, ông từ chối việc tận dụng sự thành công của Chindōgu để kiếm tiền, thay vào đó, ông quyên góp tiền thu được cho những tổ chức từ thiện. Lợi nhuận đi ngược với tầm nhìn của Kenji.
Matt không đi theo chủ nghĩa “phản tiêu dùng” như Kenji, nhưng những sáng chế của anh một phần cũng để phê phán những thứ đang làm tắc nghẽn thị trường thương mại điện tử.
“Khi mọi người nhìn thấy bài viết của tôi trên Instagram, họ thường nghĩ đó là quảng cáo cho những sản phẩm thật sự”, Matt nói. “Nhưng thật ra tôi chỉ đang chế giễu những sản phẩm ngu ngốc thật sự tồn tại - những thứ mà bạn thấy được rao bán trên wish.com và tự hỏi ai trả tiền cho thứ tào lao này?”
Cả Kenji và Matt đều đóng vai trò trong việc phê phán chủ nghĩa tư bản hiện đại. Ngoài ra, những sáng chế vô nghĩa của cả hai cũng đại diện cho tinh thần dám nghĩ - dám làm. Đây như là lời động viên chúng ta nên đưa ý tưởng của mình ra ngoài thế giới, bất kể chúng có kì quái đến đâu.
“Tôi sẽ không có được thành công ngày hôm nay nếu như tôi không dám thực hiện những ý tưởng của mình”, Matt nói. “Hãy tin tôi đi, chẳng có gì là quá ngu trên đời này”.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia sản phẩm “chẳng ai cần” (Phần 2) tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713595959 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713595959 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10