Miền Trung “chạy nước rút” gỡ thẻ vàng IUU

TUẤN VỸ 27/05/2023 03:30

Mặc dù lịch kiểm tra của đoàn Thanh tra EC đã dời đến tháng 10, song các địa phương miền Trung đang trong giai đoạn “chạy nước rút” để sẵn sàng cùng gỡ thẻ vàng IUU.

>>Quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2023

Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 4 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) vào tháng 10/2023 thay vì tháng 5/2023 như dự kiến.

Tất cả cùng vào cuộc

Để sẵn sàng cho đợt kiểm tra sắp tới của đoàn Thanh tra EC, các địa phương tại miền Trung đã sẵn sàng kế hoạch đón tiếp, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện. Các địa phương từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,... đang trong những ngày cuối cùng thực hiện rà soát, chuẩn bị cho đợt kiểm tra thứ 4.

Tại Đà Nẵng, địa phương này đã ban kế hoạch đón và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 4 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tại đây, địa phương đề nghị các Sở, ban, ngành, địa phương có quản lý nghề các và đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao về phòng, chống khai thác IUU tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023-2025.

Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 4 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) vào tháng 10/2023 thay vì tháng 5/2023 như dự kiến.

Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 4 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) vào tháng 10/2023 thay vì tháng 5/2023 như dự kiến.

Cùng với đó, Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tập huấn các quy định cho ngư dân, tổ chức có liên quan để nâng cao ý thức chấp hành, kịp thời phát hiện, tốt giác và xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU,...

Tỉnh Quảng Nam cho hay, địa phương đã giao Sở NN&PTNT cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia, lập danh sách các tàu cá không tham gia khai thác thủy sản và các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU gửi các địa phương, cơ quan chức năng và phân công cụ thể đơn vị, cá nhân theo dõi, quản lý. Cùng với đó, Sở này sẽ kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra, vào tại cảng cá theo đúng quy định đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng và theo dõi, giám sát 24/7 100% tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá. 

Quảng Nam cũng giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các phương tiện hoạt động khai thác thủy sản trên biển để nâng cao hoạt động thực thi pháp luật, đảm bảo năng lực quản lý hoạt động nghề cá tại địa phương có hiệu quả để phòng, chống khai thác IUU. Qua đó, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các chủ tàu, thuyền trưởng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đưa tàu cá và ngư dân Việt Nam sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, các hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, chuộc tàu cá, ngư dân về nước trái phép.

“Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, tăng cường công tác tuyên truyền, tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong Nhân dân về ý thức tôn trọng, chấp hành quy định pháp luật của Việt Nam và các nước trong khu vực về khai thác thủy sản trên biển. Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm nếu để Đoàn Thanh tra phát hiện các tàu cá của địa phương chưa thực hiện đăng ký tàu cá, chưa được cấp Giấy phép khai thác đi hoạt động khai thác thủy sản”, tỉnh Quảng Nam giao nhiệm vụ.

Lịch thanh tra hoãn, tuy nhiên hoạt động kiểm tra, rà soát vẫn sẽ tiếp tục được triển khai để đảm bảo các quy định.

Lịch thanh tra hoãn, tuy nhiên hoạt động kiểm tra, rà soát tại các địa phương vẫn sẽ tiếp tục được triển khai để đảm bảo các quy định.

Tương tại Quảng Ngãi, các đơn vị liên quan thực hiện tổng hợp hồ sơ về xử phạt khi triển khai Nghị định số 42/2019/NĐ- CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ, đặc biệt thực hiện nghiêm các quy định về xử phạt đối với tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nằm trong danh sách tàu cá IUU. Các đơn vị cũng chuẩn bị hồ sơ, dữ liệu xử phạt đảm bảo theo dõi được lịch sử vi phạm, tái phạm theo từng hành vi, hình thức xử lý cụ thể đối với từng hành vi vi phạm và kết quả xử lý.

Tỉnh này cũng tổ chức trực vận hành hệ thống giám sát tàu cá 24/7. Hồ sơ xử lý dữ liệu về thiết bị giám sát hành trình mất kết nối hoặc vượt ra ngoài ranh giới phải đảm bảo xử lý đến cùng, dễ truy cập. Tổ chức sắp xếp trật tự vị trí neo đậu, cập cảng và tàu cá ra vào thuộc vùng nước các cảng cá, duy trì, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tại các cảng cá, nước rửa sản phẩm khai thác phải là nước sạch nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Sản phẩm khai thác lên bến, hàng hóa tập kết xuống tàu phải được xắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ,...

Vẫn còn khó khăn

Theo báo cáo của tỉnh Quảng Nam, số lượng tàu cá toàn tỉnh hiện có 2.715 chiếc, trong đó tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên hoạt động vùng khơi là 657 chiếc (44 tàu có chiều dài từ 24m trở lên), tàu cá chiều dài từ 12-15m hoạt động vùng lộng là 720 chiếc,... Hiện nay, 100% tàu cá trên địa bàn tỉnh đã thực hiện sơn màu cabin tàu để đánh dấu tàu cá theo đúng quy định tại thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT

Tình hình khai thác thủy sản tại địa phương đã giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động, trong đó 13.000 người khai thác trực tiếp trên biển và khoảng 2.000 lao động trên bờ làm nghề dịch vụ, thu mua. Tổng sản lượng thủy sản trong quý I năm 2023 đạt hơn 25 nghìn tấn, tăng 230 tấn so với cùng kỳ năm 2022.

Báo cáo do ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND ký thể hiện, hạ tầng nghề cá chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu nguồn nhân lực tại các cảng để theo dõi, kiểm tra, kiểm soát tàu cá, sản lượng thủy sản khai thác theo quy định. Toàn tỉnh có 02 cảng cá loại II, tập trung ở khu vực Núi Thành, đáp ứng nhu cầu lên cá cho tàu cá phía Nam của tỉnh, xuất và nhập bến qua cửa biển An Hòa, Núi Thành, gồm Cảng cá An Hòa và Cảng cá Tam Quang.

Nhiều địa phương cũng cho hay hiện vẫn còn một số trường hợp tàu cá mất tín hiệu giám sát hành trình tàu cá gần đường ranh giới cho phép khai thác trên biển (không rõ nguyên nhân) hoặc thuyền trưởng điều khiển các tàu cá làm nghề câu mực vùng khơi thiếu kinh nghiệm đi lạc hướng,…

Nhiều địa phương cũng cho hay còn một số trường hợp tàu cá mất tín hiệu giám sát hành trình tàu cá gần đường ranh giới cho phép khai thác trên biển (không rõ nguyên nhân) hoặc thuyền trưởng điều khiển các tàu cá làm nghề câu mực vùng khơi thiếu kinh nghiệm đi lạc hướng,…

Phía Bắc của tỉnh chưa có cảng cá nên số tàu cá xuất, nhập bến qua Cửa Đại - Hội An và số tàu cá ở bãi ngang của các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ lên cá tại Bến cá Thanh Hà (Hội An) hoặc tại các bến cá tư nhân tự phát tại địa phương hoặc chạy về Đà Nẵng, lên cá tại Cảng cá Thuận Phước.  Vì vậy, phần lớn sản lượng khai thác hải sản chưa được giám sát qua cảng.

“Ngoài ra, việc cập nhật dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNfishbase) đối với khối tàu cá có chiều dài dưới 12 mét gặp khó khăn do công tác thống kê của địa phương chưa kịp thời. Đây cũng là khó khăn chung trong việc thống kê, báo cáo, công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, thống nhất dữ liệu tàu cá từ trung ương đến địa phương… để tiến tới công nghệ số hóa và nhằm khắc phục thẻ vàng của EC”, văn bản do ông Bửu ký nêu vấn đề.

Ngoài các khó khăn nêu trên, nhiều địa phương cũng cho rằng hiện nay vẫn còn một số trường hợp tàu cá mất tín hiệu giám sát hành trình tàu cá gần đường ranh giới cho phép khai thác trên biển (không rõ nguyên nhân) hoặc thuyền trưởng điều khiển các tàu cá làm nghề câu mực vùng khơi thiếu kinh nghiệm đi lạc hướng,… đây là nhóm tàu cá nguy cơ cao vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Do vậy, lực lượng chức năng của các tỉnh rất khó khăn để liên lạc và điều tàu cá có dấu hiệu vi phạm quay về vùng được phép khai thác của Việt Nam theo quy định.

Ngoài ra, một số lớn tàu cá viết sơ sài vào nhật ký hoặc vào đến bờ (cảng) rồi mới viết,… không đảm bảo tính khoa học nên ảnh hưởng không ít đến công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Vì vậy, cần có giải pháp đồng nhất giữa các đơn vị để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng cho hay việc gỡ thẻ vàng IUU có nhiều thuận lợi khi phần lớn các địa phương đều triển khai đồng bộ các phương án. Tuy nhiên,vị này cũng nhìn nhận rằng câu chuyện người dân ít vi phạm là do nghề biển đang dần mất lao động.

“Hiện nay rất ít người đi biển theo hình thức chia phần nữa mà đòi hỏi được trả lương theo ngày công. Ngoài ra, lượng hải sản hiện cũng đang dần ít lại, trong khi đó công việc trên bờ lại thuận tiện hơn”, ông Lĩnh nhìn nhận.

Có thể bạn quan tâm

  • Chung tay chống khai thác IUU

    Chung tay chống khai thác IUU

    00:06, 13/05/2023

  • Hải Phòng đồng bộ giải pháp gỡ thẻ vàng IUU

    Hải Phòng đồng bộ giải pháp gỡ thẻ vàng IUU

    15:04, 12/05/2023

  • Gỡ thẻ vàng IUU cần đầu tư hạ tầng, số hóa

    Gỡ thẻ vàng IUU cần đầu tư hạ tầng, số hóa

    04:00, 20/04/2023

  • Thái Bình: Dồn lực gỡ “thẻ vàng” IUU

    Thái Bình: Dồn lực gỡ “thẻ vàng” IUU

    10:25, 25/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Miền Trung “chạy nước rút” gỡ thẻ vàng IUU
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO