Miền Trung loay hoay với “vật liệu xanh”

Diendandoanhnghiep.vn Không thể tiếp cận thị trường một cách đồng bộ. Nhiều công trình vẫn sử dụng vật liệu truyền thống để thi công dù chủ trương đưa “vật liệu xanh” đã được Chính phủ ban hành nhiều văn bản để áp dụng…

Trong khi đó, bài toán đưa “vật liệu xanh” vào ngành xây dựng, đặc biệt là công trình có sử dụng vốn đầu tư công, ngân sách địa phương…đã được cụ thể hoá tại nhiều văn bản từ Trung ương đến từng địa phương nhưng nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực sản phẩm này hiện vẫn loay hoay tìm lời giải. Từ ngày 16/04/2012, để hạn chế sử dụng vật liệu xây dựng truyền thống (gạch nung đất sét), góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung (VLXDKN). Gần đây, Thủ tướng cũng đã ban hành Quyết định số 2171/2021 về việc “Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030” với mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ: 35 - 40% vào năm 2025, 40 - 45% vào năm 2030. Tại khu vực miền Trung, nhiều nhà đầu tư đã đầu tư nhiều nhà máy gạch không nung từ hàng chục năm qua nhưng đến nay sản phẩm làm ra vẫn phải “tấp bạt” nằm trong kho. Ông Trần Xuân Đính, Chủ tịch Chi hội Vật liệu xây dựng miền Trung - Tây Nguyên cho biết, hiện nay tại khu vực đã phát triển được gần 50 nhà máy gạch không nung với công suất hơn 800 triệu viên/năm. Tuy nhiên, do trong quá trình tiếp nhận, thu hút đầu tư, nhiều địa phương không nhất quán trong việc tạo mọi điều kiện tối đa cho cơ chế sử dụng VLXDKN tại các dự án nên “vật liệu xanh” khó có thể chen chân đến những công trình xây dựng. Chính vì vậy, nhiều nhà máy sản xuất VLXDKN đầu tư hàng chục tỷ đồng ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã sớm rơi vào cảnh “cửa đóng then cài”, thậm chí dừng sản xuất. Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương vẫn còn mở cửa cho các dự án sản xuất gạch truyền thống dưới “vỏ bọc” vật liệu sử dụng công nghệ cao… Cũng theo Chủ tịch Chi hội Vật liệu xây dựng miền Trung – Tây Nguyên, bên cạnh vấn đề các cơ quan chức năng còn tạo điều kiện để giải ngân đầu vào vật liệu xây dựng thủ công (gạch nung đất sét) thì ngành sản xuất VLXDKN vẫn chưa thể có cửa mở để chen chân.<p/>Trước vấn đề này, ông Phạm Văn Bắc – Phó Chủ tịch Hội vật liệu xây dựng Việt Nam cũng cho rằng, đã đến lúc các Bộ, ngành liên quan cần sớm rà soát và bổ sung thêm văn bản, hành lang pháp lý cho việc sử dụng VLXKN trong đầu tư và xây dựng. Đặc biệt, việc tăng cường đôn đốc các địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg và Chương trình 2171/QĐ-TTg cần thực hiện nghiêm túc, minh bạch hơn. Trước mắt, lộ trình xóa bỏ lò công nghệ lạc hậu tại địa bàn các tỉnh, thành trên cả nước cần sớm được triển khai triệt để, kịp thời.n

 Ngành sản xuất “vật liệu xanh” sử dụng trong ngành xây dựng ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên vẫn loay hoay tìm đầu ra.

Trong khi đó, bài toán đưa “vật liệu xanh” vào ngành xây dựng, đặc biệt là công trình có sử dụng vốn đầu tư công, ngân sách địa phương…đã được cụ thể hoá tại nhiều văn bản từ Trung ương đến từng địa phương nhưng nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực sản phẩm này hiện vẫn loay hoay tìm lời giải.

Từ ngày 16/04/2012, để hạn chế sử dụng vật liệu xây dựng truyền thống (gạch nung đất sét), góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung (VLXDKN).

Gần đây, Thủ tướng cũng đã ban hành Quyết định số 2171/2021 về việc “Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030” với mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ: 35 - 40% vào năm 2025, 40 - 45% vào năm 2030.

Tại khu vực miền Trung, nhiều nhà đầu tư đã đầu tư nhiều nhà máy gạch không nung từ hàng chục năm qua nhưng đến nay sản phẩm làm ra vẫn phải “tấp bạt” nằm trong kho. Ông Trần Xuân Đính, Chủ tịch Chi hội Vật liệu xây dựng miền Trung - Tây Nguyên cho biết, hiện nay tại khu vực đã phát triển được gần 50 nhà máy gạch không nung với công suất hơn 800 triệu viên/năm.

Tuy nhiên, do trong quá trình tiếp nhận, thu hút đầu tư, nhiều địa phương không nhất quán trong việc tạo mọi điều kiện tối đa cho cơ chế sử dụng VLXDKN tại các dự án nên “vật liệu xanh” khó có thể chen chân đến những công trình xây dựng. Chính vì vậy, nhiều nhà máy sản xuất VLXDKN đầu tư hàng chục tỷ đồng ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã sớm rơi vào cảnh “cửa đóng then cài”, thậm chí dừng sản xuất. Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương vẫn còn mở cửa cho các dự án sản xuất gạch truyền thống dưới “vỏ bọc” vật liệu sử dụng công nghệ cao…

Cũng theo Chủ tịch Chi hội Vật liệu xây dựng miền Trung – Tây Nguyên, bên cạnh vấn đề các cơ quan chức năng còn tạo điều kiện để giải ngân đầu vào vật liệu xây dựng thủ công (gạch nung đất sét) thì ngành sản xuất VLXDKN vẫn chưa thể có cửa mở để chen chân.

Trước vấn đề này, ông Phạm Văn Bắc – Phó Chủ tịch Hội vật liệu xây dựng Việt Nam cũng cho rằng, đã đến lúc các Bộ, ngành liên quan cần sớm rà soát và bổ sung thêm văn bản, hành lang pháp lý cho việc sử dụng VLXKN trong đầu tư và xây dựng. Đặc biệt, việc tăng cường đôn đốc các địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg và Chương trình 2171/QĐ-TTg cần thực hiện nghiêm túc, minh bạch hơn. Trước mắt, lộ trình xóa bỏ lò công nghệ lạc hậu tại địa bàn các tỉnh, thành trên cả nước cần sớm được triển khai triệt để, kịp thời.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Miền Trung loay hoay với “vật liệu xanh” tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714419527 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714419527 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10