Miếng bánh khó xơi của MoMo

Diendandoanhnghiep.vn Với số vốn vừa huy động được, MoMo dự định tấn công thị trường nông thôn. Thế nhưng có vẻ startup kỳ lân mới của Việt Nam này sẽ đụng phải một đối thủ cực khó xơi: tiền di động.

>>MoMo hoàn thành gọi vốn series 5 trị giá 200 triệu USD

MoMo gọi vốn thành công series D

MoMo gọi vốn thành công series D

Sáng ngày 21/12, MoMo chính thức trở thành startup kỳ lân tiếp theo của Việt Nam sau khi nhận được số tiền đầu tư khoảng 200 triệu USD từ vòng gọi vốn Series E. Vòng gọi vốn lần này được Ngân hàng Toàn cầu Nhật Bản Mizuho dẫn dắt. Với số tiền này, định giá công ty đạt hơn 2 tỷ USD.

Đại diện MoMo cho biết số vốn lần này được chia thành hai hướng.

Thứ nhất, MoMo sẽ sử dụng vốn để tiếp tục củng cố vị trí siêu ứng dụng dẫn đầu thị trường của mình bằng việc cung cấp các dịch vụ tài chính đến cho khách hàng. Thống kê cho thấy số người dùng hiện tại của MoMo là 31 triệu người.

Thứ hai, MoMo sử dụng vốn để mở rộng thị trường bằng cách cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam. Đồng thời cũng mở rộng dịch vụ tại các thành phố nhỏ và đặc biệt là thị trường nông thôn.

Trong 2 định hướng này của MoMo, việc mở rộng ra thị trường nông thôn có vẻ sẽ là một miếng bánh khá thách thức đối với MoMo nói riêng và ví điện tử nói chung.

Theo cuộc Tổng điều tra dân số lần thứ 5 năm 2019, Việt Nam có hơn 65% dân số sống ở khu vực này, tương đương với hơn 63 triệu người. Ở những nơi này, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chính. Đây là một thị trường bỏ ngỏ đầy tiềm năng cho việc thanh thanh toán không tiền mặt.

MoMo có 31 triệu khách hàng hiện hữu

MoMo có 31 triệu khách hàng hiện hữu

 >>Ngân hàng Mizuho Nhật Bản chi 170 triệu USD mua 7,5% cổ phần Momo

Tuy vậy, việc ví điện tử tấn công vào thị trường đang bỏ ngỏ này không phải là điều dễ dàng. Bởi vì điều kiện tiên quyết để khách hàng sử dụng dịch vụ ví điện tử như MoMo là phải sở hữu tài khoản ngân hàng. Thế nhưng theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, cả nước có đến 70% dân số hiện đang không sử dụng dịch vụ ngân hàng, chủ yếu tập trung ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Không chỉ vậy, nếu thâm nhập nông thôn, MoMo sẽ còn phải chạm trán với một đối thủ cứng cựa: tiền di động. Đây là một mô hình mới được cấp phép và hứa hẹn sẽ là một đối thủ đáng gờm tại nông thôn.

Cơ bản thì tiền di động sẽ thích hợp với các khu vực nông thôn hơn ví điện tử. Bởi khách hàng chỉ cần sở hữu điện thoại (tính năng nghe gọi đơn giản) và đăng ký với nhà mạng là có thể sử dụng tiền di động. Vì sự tiện dụng này nên đã có hơn 95 quốc gia triển khai thành công tiền di động ở nông thôn.

Mặc dù là một thị trường còn bỏ ngỏ của các dịch vụ thanh toán không tiền mặt, thế nhưng nông thôn vẫn chứng tỏ tiềm năng của mình khi liên tiếp được các đơn vị lớn chú ý. Trong thời gian sắp tới, nếu muốn chiếm được thị trường nông thôn như dự định vừa công bố, MoMo có lẽ sẽ phải bỏ ra một phần không nhỏ trong số tiền vừa gọi vốn được để đầu tư vào đây.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Miếng bánh khó xơi của MoMo tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713421323 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713421323 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10