Đạo luật mới với những quy định mới của EU khiến doanh nghiệp ngành lâm nghiệp đã và đang gặp phải những khó khăn trong việc minh bạch hoá quá trình sản xuất lâm nghiệp.
>>>Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng: Mục tiêu cao nhất là bảo vệ rừng
Hiện nay, với những quy định mới của EU, ngành lâm nghiệp đã và đang gặp phải những khó khăn trong việc phân định diện tích rừng với diện tích trồng cà phê. TS. Nguyễn Đức Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nhận định rằng, Đạo luật mới Liên minh Châu Âu về chống phá rừng đã được Liên minh Châu Âu ban hành với 6 nhóm ngành, hàng.
“Trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp có cà phê, cao su, đậu nành. Để thích ứng với đạo luật này rõ ràng đòi hỏi phải có nỗ lực rất lớn, tôi nghĩ đối với ngành lâm nghiệp chúng ta phải quan tâm tới cơ sở dữ liệu để xác định chỉ số địa lý”, TS Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh.
Theo đạo luật Châu Âu, những sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Châu Âu phải đảm bảo không phá rừng và có truy xuất nguồn gốc từ năm 2020. Do đó, vị chuyên gia cho rằng, khi ứng dụng chuyển đổi số hay còn gọi là công nghệ thông tin vào trong quản trị rừng, ngoài việc cung cấp thông tin chi tiết và chính xác vị trí của từng khoảnh rừng lô đất của khu vực sẽ góp phần quản trị rừng tốt hơn và minh bạch hoá trong quá trình sản xuất lâm nghiệp nói chung. Hay như trong quá trình trồng cà phê, điều phải minh chứng được quá trình trồng các loại cây đấy không liên quan đến hoạt động phát rừng hay lấy đất lâm nghiệp.
“Rõ ràng chúng ta phải có các dữ liệu nền tảng để so sánh, đối chiếu và biết chính xác được diện tích, các diễn biến của quá trình chuyển đổi, sản xuất, thương mại. Nhờ đó mà minh bạch được quá trình. Chúng tôi nghĩ rằng cơ sở dữ liệu rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi sản xuất và thương mại”, TS Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh.
Theo ông Phạm Hồng Lượng, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cho biết, chuyển đổi số nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số, khi đề cập đến vấn đề này ở 3 khía cạnh.
Thứ nhất là cơ quan quản lý áp dụng chuyển đổi số giúp cho công việc quản trị rừng tốt hơn, minh bạch hóa toàn quá trình, trong quản lý nhà nước về lâm nghiệp về bảo vệ, thương mại , chế biến lâm sản... hay tham gia các quy định, đạo luật mới của EU...
Thứ hai là rõ ràng tiếp cận về phía người dùng người dân, doanh nghiệp về tương tác trải nghiệm dễ hơn nên cơ quan quản lý thu hẹp được quản lý và tiếp cận được nhiều thông tin và mở thêm các tiện ích cho người sử dụng hiệu quả hơn.
Thứ ba là khi nhìn nhận khía cạnh kinh tế chuyển đổi số giúp chúng ta cắt giảm nhiều chi phí, thời gian... Khi áp dụng ứng dụng tích hợp nhiều ứng dụng nên người dùng sử dụng rất tiện, thông qua ứng dụng có thể truy xuất thông tin ngay không tốn thời gian, chi phí.
Trong khi đó, cho biết trên thực tế Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động phục vụ dữ liệu chuyển đổi số, TS Nguyễn Đức Thành cho biết Viện đã áp dụng công nghệ số trong việc truy xuất nguồn gốc gỗ, quá trình khai thác, vận chuyển gỗ đến nhà máy. Đồng thời đã tiếp nhận công nghệ DART từ Cục Lâm nghiệp Mỹ để giúp rút ngắn thời gian giám định gỗ và được xem là một bước đi chuyển đổi số trong ngành lâm nghiệp Việt Nam.
“Việc phối hợp cục lâm nghiệp Mỹ đã giúp rất nhiều cho công tác giám định gỗ và thực vật, để giúp xác định xem việc sử dụng gỗ của ta có đáp ứng các công ước quốc tế hay không. Từ phương pháp giám định truyền thống phải mất thời gian từ 2-3 ngày thì từ ngày áp dựng công nghệ của Mỹ chỉ còn 15 phút thôi, có giá trị lớn trong quản lý Nhà nước và phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu”, ông Thành nhấn mạnh.
>>>Doanh nghiệp vượt rào cản kỹ thuật để xuất khẩu rau quả "về đích"
Đáng lưu ý, TS Nguyễn Đức Thành cho biết chuyển đổi số của ngành về cơ bản chưa có hệ thống, chưa thống nhất. Hiện, các đơn vị đang xây dựng cơ sở dữ liệu số nhưng chưa có nhất quán chung trong toàn ngành.
Do đó, phải xây dựng một phần mềm chung nhất, đồng nhất để dùng cho được cho toàn ngành mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Tôi đề xuất 3 giải pháp cho chuyển đổi số trong ngành. Thứ nhất là việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cần được quan tâm đầu tư trong thời gian tới.
Thứ hai, trong Bộ NN&PTNT đã có một số đơn vị chủ động kinh phí nên nguồn lực còn hạn chế cần được quan tâm từ Bộ.
Thứ ba là về cở sở hạ tầng trang thiết bị cần đầu tư đặc chủng, chuyên dùng như máy chủ kiểm kê tài nguyên rừng, thiết bị không người lái cần được Bộ quan tâm hơn.
Đồng quan điểm, TS Lê Văn Hương, Giám đốc Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, Lâm Đồng đề xuất Cục Lâm nghiệp nên phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin dùng chung cho quốc gia, còn nếu để cho các đơn vị ở cơ sở xây dựng là tốn kém.
“Bên cạnh đó, chúng ta phải tập trung quản lý dữ liệu một cách thông minh, đưa trí tuệ nhân tạo để quản lý rừng cập nhật liên tục, đưa ‘hơi thở’của rừng đến với cộng đồng, từ đó tạo ra cộng đồng rộng lớn là những người yêu thiên nhiên,” ông Hương nói.
Các chuyên gia đều nhấn mạnh, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, từng bước số hóa các hoạt động giám sát, quản lý, bảo vệ rừng. Rõ ràng, chuyển đổi số không chỉ là nhiệm vụ cấp bách để thực hiện hiệu quả quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững mà còn liên quan đến việc phát triển bền vững một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
02:13, 05/05/2023
11:38, 03/10/2022
02:00, 19/08/2022
15:00, 17/11/2023
10:16, 17/11/2023