Để đồng hành cùng các doanh nghiệp du lịch cũng như các cá nhân hoat động trong lĩnh vực du lịch, Sở du lịch Hà Nội đã có các biện pháp hỗ trợ, đồng hành, thúc đẩy để khi du lịch mở cửa thời gian tới.
>>>[TRỰC TIẾP] Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hồng Minh - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội tại Diễn đàn: “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh; Chuyên đề I: “Mở cửa du lịch linh hoạt - an toàn - hiệu quả” do VCCI chỉ đạo, Tổng Cục du lịch, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng 11/03/2022.
Ông Minh cho biết, qua 2 năm dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Trong đó, du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Để đồng hành cùng các doanh nghiệp du lịch cũng như các cá nhân hoat động trong ngành du lịch, Sở du lịch Hà Nội đã có các biện pháp hỗ trợ, đồng hành, thúc đẩy để khi du lịch mở cửa thời gian tới.
Thứ nhất, theo ông Minh, với chủ trương chính sách của Chính phủ, các doanh nghiệp và người hoạt động trong lĩnh vực du lịch Hà Nội đã thực hiện một cách chặt chẽ. Cụ thể, theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Hà Nội đã hỗ trợ cho hơn 4.000 doanh nghiệp du lịch với kinh phí gần 15 tỷ đồng. Với các cơ sở lưu trú trên địa bàn, Hà Nội đã thực hiện miễn giảm tiền điện cho hơn 4000 cơ sở lưu trú với kinh phí hơn 100 tỷ đồng. Ngoài ra cũng áp dụng các chính sách giảm tiền ký quỹ 80% với doanh nghiệp thành lập mới và 50% lệ phí thẩm định, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành.
Ngoài ra, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cũng cho biết, do ảnh hưởng của dịch bênh nên xu hướng đi du lịch của du khách đã thay đổi so với thói quen trước đây. Trước đây đi theo nhóm lớn, giờ đi du lịch theo nhóm nhỏ, du lịch tại chỗ, du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng. Trước tình hình đó, Hà Nội đã cùng với các doanh nghiệp hỗ trợ thúc đẩy các sản du lịch truyền thống và mở rộng sang các loại hình du lịch phù hợp với tình hình mới. Ví dụ tour du lịch đêm Hoàng Thành Thăng Long; Nhà tù Hỏa Lò; Du lịch xe bus quanh trung tâm thủ đô. Đồng thời đẩy mạnh các loại hình du lịch mới như du lịch nạo hiểm: khinh khí cầu .
>>MỞ CỬA DU LỊCH: "Thời điểm vàng" quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới
>>MỞ CỬA DU LỊCH: Đòn bẩy quan trọng phục hồi kinh tế
Thời gian tới, thực hiện chủ trương mở cửa, đón khách du lịch quốc tế cũng như phục hồi phát triển du lịch Hà Nội, xác định ngoài khách du lịch quốc tế, Hà Nội sẽ chú trọng tới khách du lịch nội địa bởi tiềm năng rất lớn với hơn 100 triệu dân. Ngày 17/12/2021 vừa qua, Hà Nội đã chủ trì cùng 12 đia phương tiến hành Hội nghị "Kết nối hành lang du lịch an toàn", giao cho Công ty HaNoi Tourist triển khai các sản phẩm kết nối với các địa phương để thúc đẩy ngay du lịch an toàn cho người dân. Hiện Hà Nội cũng đạt tỉ lệ tiêm chủng trên 99%, các ca nhiễm COVID cũng ơ thể nhẹ nhưng cũng gây tâm lý ảnh hưởng tâm ý khách du lịch nên chúng tôi cũng phải có những biện pháp ổn định tâm lý cho du khách.
Thứ hai, liên quan đến việc hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hoạt động quảng bá. Hà Nội luôn đồng hành cùng doanh nghiệp cũng như thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Văn hóa Thể thao du lịch, Hà Nội dã có các chương trình quảng bá như: Tham gia các hội nghị, diễn đàn về du lịch quốc tế trong nước; Tuyên truyền trên các kênh truyền hình, báo chí trong khu vực; Thực hiện quảng bá trên CNN với lượng phủ song cao, khi các doanh nghiệp có sản phẩm hay, hấp dẫn có thể gửi tới Sở Du lịch Hà Nội để Sở tập hợp, nghiên cứu, những sản phẩm nào độc đáo, phù hợp với định hướng của Chính phủ và Hà Nội, Sở sẽ hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá; Thông qua các đại sứ để quảng bá du lịch Hà Nội đến với bạn bè quốc tế.
"Để chuẩn bị cho việc mở cửa sắp tới, cuối tháng 3, chúng tôi có tổ chức chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2022” với chuỗi sự kiện hưởng ứng năm du lịch quốc gia. Các chương trình cụ thể như: Lễ hội quà tặng, Lễ hội áo dài, các sản phẩm hỗ trợ du lịch. Ngoài ra Hà Nội cũng kết hợp Công ty Chiến Thắng tổ chức loại hình du lịch Khinh khí cầu tại vườn nhãn.
Thứ ba, về nguồn nhân lực. Trong hơn 2 năm dịch bệnh, người lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch cơ bản chuyển sang lĩnh vực khác, hoạt động du lịch không có nên nghiệp vụ của người lao đông bị mai một nên thời gian tới, Sơ Du lịch sẽ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động trong lĩnh vực du lịch, để từ đó, nâng cao, thu hút nguồn lao động trở lại.
Thứ tư, triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số, CNTT trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá. COVID-19 khiến tất cả chúng ta phải tìm hướng đi mới. Việc ứng dụng chuyển đổi số, CNTT là điều rất cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
MỞ CỬA DU LỊCH: Nới lỏng nhưng không buông lỏng
10:08, 11/03/2022
Mở cửa du lịch: Đã đến thời điểm mở của du lịch Việt
10:00, 11/03/2022
MỞ CỬA DU LỊCH: Sớm phục hồi và phát triển
09:17, 11/03/2022
MỞ CỬA DU LỊCH: Đòn bẩy quan trọng phục hồi kinh tế
09:09, 11/03/2022
MỞ CỬA DU LỊCH: "Thời điểm vàng" quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới
08:50, 11/03/2022