Mô hình gọi xe gặp khó vì tài xế

QUÂN BẢO 04/06/2021 04:08

Điều này rất quen thuộc từ vài năm nay, khi người ta bắt gặp rất nhiều cuộc đình công của tài xế khắp nơi trên thế giới.

Uber và Lyft hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài xế đúng lúc mọi người có thể ra đường. Trong bối cảnh một nửa dân số Mỹ đã được tiêm vắc xin và CDC cũng đã dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang khi đi ra đường, chuyện thiếu hụt tài xế này dẫn đến việc giá cước tăng cao và thời gian chờ đợi cũng lâu hơn. Theo nghiên cứu, chi phí trung bình cho một chuyến đi Uber/Lyft đã tăng 40% trong tháng 4 - con số này trong tháng 3 là 37%.

Nói một cách công bằng, đó không phải là vấn đề của riêng các hãng này. Giá cả đang tăng cao trên nhiều ngành, từ thực phẩm đến giao thông, khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại. Vào tháng 4, một chỉ số lạm phát quan trọng đã tăng nhanh hơn dự kiến - đạt mức 3,1%.

Tại sao lại có tình trạng thiếu hụt tài xế này? Các tài xế tính toán và nhận thấy rằng, ở nhà nhận lương thất nghiệp còn ổn hơn cả đi lái cho Uber. Vì thế, Uber và Lyft phải triển khai nhiều chương trình tiền thưởng lớn và chạy các chiến dịch quảng cáo để lôi kéo các tài xế. Chi phí tăng cao sẽ đổ vào giá cước. Giá cước tăng vừa để bù đắp chi phí nói trên, vừa để có thêm tiền để tăng lương cho tài xế.

Nhưng đến đây thì lại gặp một mặt trái. Giá cước tăng cao thì khách hàng sẽ không hài lòng, và ít đi hơn. Vốn rất mạnh về công nghệ, các công ty gọi xe như Uber và Lyft có thể dễ dàng tính phần chi phí đội thêm vào túi tiền của khách hàng. Các tài xế có thể được trả nhiều tiền hơn, nhưng khách hàng không hài lòng. Thời gian chờ dài (do ít tài xế, tức là ít xe phục vụ) cùng giá cước cao có thể khiến khách hàng chuyển sang các phương thức vận tải khác. Đó là lý do tại sao Uber và Lyft đang cố gắng giải quyết tình trạng thiếu hụt tài xế trước khi khách hàng “quay lưng”.

Tất cả những con số đó phản ánh một bài toán nan giải của các hãng xe như Uber và Lyft: không trả đủ tiền cho tài xế. Điều này rất quen thuộc với các tài xế xe công nghệ từ vài năm nay, khi người ta bắt gặp rất nhiều cuộc đình công của tài xế khắp nơi trên thế giới, từ Uber cho tới Grab, Gojek. Mô hình gọi xe thuần túy đang đi vào con đường thoái trào.

Còn gì nữa nhỉ?

JBS, nhà cung cấp thịt lớn nhất thế giới, đã buộc phải đóng cửa tất cả các nhà máy thịt bò Mỹ của mình sau một cuộc tấn công mạng quy mô lớn.

Zoom báo cáo thu nhập hàng quý đột ngột giảm sút trong khi doanh số bán hàng tăng gần gấp ba lần so với năm ngoái.

SEC nói rằng các dòng tweet “quá trớn” của Elon về Tesla đã vi phạm thỏa thuận dàn xếp của ông, theo Wall Street Journal.

Ứng dụng xã hội dựa trên âm thanh Clubhouse đã thu hút được 2 triệu người dùng Android, chưa đầy một tháng sau khi bắt đầu tung ra phần mềm trên hệ điều hành Google.

Có thể bạn quan tâm

  • Uber dùng tới 50 công ty để

    Uber dùng tới 50 công ty để "lách" thuế

    04:08, 14/05/2021

  • "Uber bể bơi"... phất lên

    06:28, 12/05/2021

  • Uber đạt kỷ lục gọi xe nhờ… giao đồ ăn

    Uber đạt kỷ lục gọi xe nhờ… giao đồ ăn

    04:08, 09/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mô hình gọi xe gặp khó vì tài xế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO