Mô hình liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Diendandoanhnghiep.vn Học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế về các mô hình liên kết vùng trên thế giới hiện nay, CIEM đề xuất ba mô hình liên kết vùng cho Việt Nam.

>> Liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Đầu tư chọn lọc

fd

TS. Đặng Đức Anh, Phó viện trưởng CIEM dẫn đoàn cùng với các nhà nghiên cứu của viện và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đến thăm và thảo luận chuyên sâu với các giảng viên của Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM).

Đoàn công tác của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) do TS. Đặng Đức Anh, Phó viện trưởng CIEM dẫn đoàn cùng với các nhà nghiên cứu của viện và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đến thăm và thảo luận chuyên sâu với các giảng viên của Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) xoay quanh báo cáo sơ bộ của CIEM về chỉ số hợp tác và mô hình quản trị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một vùng kinh tế quan trọng, có đóng góp rất lớn đến tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đang có xu hướng giảm dần và ngược chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó kết nối cơ sở hạ tầng là một điểm nghẽn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế của vùng.

Cụ thể là các tuyến đường kết nối TP. HCM với các tỉnh khác trong vùng chưa được đầu tư thỏa đáng, dẫn đến tắc nghẽn quá tải, không phát huy được hết tiềm năng phát triển kinh tế của vùng. Hoạt động hợp tác liên kết vùng trong thời gian qua chưa mang lại nhiều kết quả, trong khi thúc đẩy hợp tác liên kết vùng được coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế vùng.

Trong bối cảnh đó, CIEM phối hợp cùng WB đã tiến hành nghiên cứu nhằm thúc đẩy hợp tác, liên kết các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đáng chú ý, đề tài liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng là đề tài đã được các chuyên gia kinh tế của Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright dành nhiều thời gian nghiên cứu trong nhiều năm qua. Phát triển vùng và địa phương cũng là một môn học đặc sắc trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Chính sách công của Trường. Do vậy, buổi thảo luận giữa các chuyên gia từ CIEM, WB và Fulbright hướng tới mục tiêu nhận diện những vướng mắc trong quá trình liên kết giữa các địa phương, từ đó đề xuất những mô hình liên kết mới có hiệu quả hơn, thực chất hơn.

>> Liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Cơ chế đặc thù để xây “cơ đồ” mới

Thành phố Hồ Chí Minh - hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Thành phố Hồ Chí Minh - hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo nghiên cứu của CIEM, xu hướng chung trên thế giới về quản trị nhà nước là thúc đẩy quản trị hợp tác theo chiều dọc giữa các cơ quan trung ương và địa phương và theo chiều ngang giữa các cơ quan cùng cấp trong địa phương, trong vùng cũng như giữa các chủ thể liên quan đến quá trình hoạch định chính sách. Đây là khung tham chiếu để CIEM phân tích hiện trạng về hợp tác vùng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như đề xuất những mô hình phù hợp về liên kết vùng cho Việt Nam trong thời gian tới.

Từ cách tiếp cận đó, Ngân hàng Phát triển châu Á đã phát triển bộ chỉ số để đo lường sự hợp tác quản trị vùng, và WB đã làm việc với CIEM để sửa đổi bộ chỉ số cho phù hợp với bối cảnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bộ chỉ số này đo lường sự hợp tác quán trị vùng dựa theo chức năng của quản trị nhà nước, chứ không theo từng ngành, từng lĩnh vực như cách tiếp cận thông thường, cụ thể là 4 chức năng: hoạch định chiến lược, quản trị nguồn lực, quản trị tài sản và cung ứng các dịch vụ công trong vùng.

Bộ chỉ số đánh giá quản trị hợp tác vùng mà CIEM đưa ra gồm 40 chỉ số nhỏ thuộc 4 nhóm chức năng trên, nhằm mục đích lượng hóa mức độ hợp tác của các địa phương trong từng lĩnh vực quản trị vùng, xác định được lĩnh vực nào mà mức độ hợp tác còn yếu kém, hạn chế. Kết quả cho thấy hai lĩnh vực: cung ứng các dịch vụ công (quản trị thể chế) và quản trị tài sản đạt điểm số thấp, trong khi hai lĩnh vực: hoạch định chiến lược và quản trị nguồn lực tuy đạt điểm cao hơn nhưng vẫn dưới mức trung bình.

Theo CIEM, mô hình hợp tác quản trị vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay vẫn có sự tách rời hoạt động giữa Ban chỉ đạo vùng cũng như Hội đồng vùng, chưa có sự kết nối và thẩm quyền và nguồn lực đủ mạnh để triển khai những dự án, chương trình thúc đẩy liên kết vùng và thiếu vắng sự tham gia của khu vực ngoài Nhà nước.

Học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế về các mô hình liên kết vùng trên thế giới hiện nay, CIEM đề xuất ba mô hình liên kết vùng cho Việt Nam. Trong đó, chuyên gia WB đề xuất mô hình trong đó có Ủy ban vùng, là cơ quan có thẩm quyền cao hơn Hội đồng vùng, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các dự án phát triển vùng; đây là mô hình mà chúng ta có thể thấy ở Manila, Vancouver... và có thể phù hợp với Việt Nam.

Hoan nghênh CIEM trong nỗ lực tìm ra mô hình liên kết vùng hiệu quả cho Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Thành và Đỗ Thiên Anh Tuấn cùng các chuyên gia kinh tế của Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright cho rằng lý do chính mà các mô hình liên kết vùng ở Việt Nam khó đạt hiệu quả là do thiết kế thể chế của Việt Nam đã tạo ra sự phân mảnh giữa các địa phương, tạo lực ly tâm nhiều hơn lực hướng tâm cho phát triển vùng.

Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc FSPPM, để liên kết vùng đạt hiệu quả thì mô hình quản trị vùng không nên ôm đồm mà nên tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất bao gồm những thách thức/cơ hội chung cho toàn vùng và ba trụ cột kinh tế quan trọng là tài khóa, đầu tư, và quy hoạch. Đồng thời, phải tăng cường hiệu lực thực thi đối với những cam kết và quyết sách cấp vùng. Chỉ có như vậy thì mô hình điều phối và hợp tác vùng mới có thể có hiệu quả và hiệu lực thực sự.

Kết thúc buổi làm việc, đại diện đoàn công tác CIEM đánh giá cao những phản biện chính sách thẳng thắn và khoa học của đội ngũ chuyên gia Fulbright, đồng thời đề nghị hai bên tiếp tục hợp tác trong những dự án nghiên cứu sắp tới trong những chủ đề liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như nền kinh tế quốc gia nói chung.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mô hình liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714081683 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714081683 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10