Các chính sách thiết thực, đủ mạnh và kịp thời sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam đón đầu các dòng vốn đầu tư lớn...
Chỉ khi công nghiệp hỗ trợ phát triển, các doanh nghiệp trong nước mới có thể tự chủ về nguyên phụ liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ.
Trước hết, xây dựng, hoàn thiện và triển khai hiệu quả, đồng bộ các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng hiện đại và bền vững.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo...
Thứ ba, thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài; xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung để tạo cụm liên kết ngành, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ tư, thúc đẩy phát triển thị trường nội địa và thị trường ngoài nước để tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển.
Thứ năm, xây dựng và vận hành hiệu quả các Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng và địa phương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Thứ sáu, tập trung nâng cao năng lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ...
Cuối cùng, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến.
Tiếp thu những nội dung của Nghị quyết số 115/NQ-CP, chúng tôi mong muốn các địa phương sớm cụ thể hóa, thực hiện triệt để những giải giải pháp đã được Chính phủ nêu ra.
Đối với Hà Nội, cần sớm xây dựng phương án phát triển ngành công nghiệp trên cơ sở cơ cấu lại ngành công nghiệp Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2045 dựa trên những kế hoạch khoa học xuất phát từ thực trạng của ngành như số lượng, năng lực về công nghệ, vốn, lao động và thị trường.
Trong thời gian tới, với việc Nghị quyết 115/NQ-CP được triển khai thực hiện doanh nghiệp mong muốn được phép cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách đột phá - cụ thể - theo hướng “thí điểm” dành cho đối tác FDI và doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào KCN Hanssip. Cụ thể, đối với doanh nghiệp FDI có thể một số cơ chế như cho phép áp dụng thủ tục chuẩn bị đầu tư và đầu tư theo hướng “1 cửa 1 cấp” của cơ quan cấp phép Việt Nam liên quan đến các nội dung về giấy phép đầu tư, thành lập Doanh nghiệp, tác động môi trường, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng chỉ sản phẩm và các loại quy định khác của Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp CNHT trong nước, Hansiba đề xuất vào một số điểm như được phép vay lại vốn ODA và nhà nước hỗ trợ 100% lãi xuất trong thời gian xây dựng dự án (không quá 24 tháng), được đào tạo lao động miễn phí và hỗ trợ kinh phí nghiên cứu phát triển thông qua vườn ươm doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ: Khập khiễng... dệt may
15:24, 14/08/2020
Các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
12:00, 10/08/2020
“MẮT XÍCH” CỦA CHUỖI CUNG ỨNG MỚI: Chuyển dịch đầu tư là chuyển dịch công nghiệp hỗ trợ
15:00, 26/07/2020
Cần Luật riêng cho công nghiệp hỗ trợ
04:50, 24/07/2020
"Kiềng ba chân" phát triển công nghiệp hỗ trợ
07:27, 21/07/2020
N&G Group "bắt tay" cùng các đối tác Hàn Quốc phát triển công nghiệp hỗ trợ
13:13, 20/07/2020
Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ
05:00, 03/07/2020