Nền kinh tế phát triển ổn định giữa bối cảnh độ mở đã quá rộng, hứa hẹn khả năng gia tăng M&A trong những năm tới, các nhà đầu tư đang và sẽ có nhiều cơ hội “chọn món” ở các lĩnh vực khác nhau.
Thị trường M&A Việt Nam thực sự đã có cú đột phá ngoạn mục nhờ vào sức đẩy mạnh mẽ từ các thương vụ IPO của các doanh nghiệp lớn, đưa tổng giá trị giao dịch ở thị trường này đạt con số kỷ lục, cán mốc 10 tỷ USD.
Kỳ vọng có thêm nhiều Sabeco
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), từ năm 2017, Chính phủ đã ban hành những quy định vô cùng tích cực và cởi mở, công khai đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, tại hai văn bản quan trọng là văn bản 991 ngày 10/7/2017 và văn bản 1232 ngày 17/8/2018, lần đầu tiên Chính phủ đã công bố công khai các DNNN thoái vốn theo từng năm và tới năm 2020, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cân nhắc, chọn lựa danh mục.
Một điều đáng chú ý là ở 2017, số lượng các DNNN được Nhà nước cổ phần hóa (CPH) và thoái vốn đã giảm xuống. Đến cuối 2017, đã có 45 doanh nghiệp được phê duyệt phương án CPH. Theo đó, tổng giá trị thực tế doanh nghiệp là 213.747 tỷ đồng, gấp 6 lần tổng giá trị thực tế các doanh nghiệp đã CPH trong năm 2016. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 88.390 tỷ đồng, gấp 3,5 lần giá trị thực tế phần vốn nhà nước của các doanh nghiệp đã CPH năm 2016. Như vậy, tổng giá trị vốn Nhà nước thu được từ hoạt động này đã tăng rất nhiều; có nghĩa hoạt động CPH và thoái vốn Nhà nước đã đi vào “chất”, chú trọng chất và đạt hiệu quả tốt hơn.
Cũng phải nói rằng để có được điều đó, trong danh mục các doanh nghiệp được CPH và thoái vốn từ 2017 đến nay, số lượng các doanh nghiệp lớn, đầu ngành mà nhà đầu tư nước ngoài rất ngóng trông, đã có tên “ra hàng”. Sabeco, Vinamilk cùng với các thương vụ Nhà nước thoái tiếp vốn cổ phần sau CPH thu về giá trị lớn, là ví dụ điển hình cho thấy, nhà đầu tư có thể “trông” vào tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước tại các doanh nghiệp - vẫn còn cao. Dư địa để bán vốn theo đó còn nhiều.
Ngoài ra, đáng chú ý, có hàng loạt “hàng hóa lớn” trong danh mục được phê duyệt CPH hoặc sau IPO vẫn chưa chọn được đối tác chiến lược. Danh mục này rất tiềm năng với các Cty phát điện, Tcty mẹ Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Cty mẹ VNPT, VinaPhone, Mobiphone, VTVCab…
Tâm điểm sẽ dồn về tổ chức tín dụng
Không nói tên ngân hàng, nhưng theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, trong thời gian tới đây, Chính phủ có thể sẽ phê duyệt kế hoạch cho phép một nhà đầu tư nước ngoài được mua ngân hàng thương mại Việt Nam với tỷ lệ 100% vốn. Nếu thực hiện thành công, đây có thể sẽ là trường hợp hy hữu trên thị trường Việt. Tuy nhiên với tham vọng sở hữu và nắm quyền kiểm soát một phần lợi ích tại các nhà băng Việt, một nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, biết đâu cũng sẽ là tiền lệ để các ngân hàng được phép nới room sở hữu khối ngoại trên mức 30% như quy định hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
13:43, 08/08/2018
20:08, 27/07/2018
11:12, 25/07/2018
15:47, 24/07/2018
11:46, 24/07/2018
Trong khi thị trường đang kỳ vọng đợt IPO theo kế hoạch vào 2019 của Agribank, các đợt bán vốn nhà nước tại BIDV, Vietinbank và Vietcombank, hay các thương vụ đang trong lộ trình bắt tay của HDBank-PGBank, 38 Cty tài chính, sẽ thực sự thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và có thể làm nên những thương vụ bất ngờ vào thời gian tới.
Còn nhớ năm 2017, Techcombank đã bất ngờ phê duyệt quyết định bán Cty tài chính TechcomFinance cho đối tác Hàn Quốc Lotte Card. Giá trị thương vụ ước khoảng 1.700 tỷ đồng, mang về cho Techcombank khoảng 1.000 tỷ đồng lãi ròng. Trước đó, MBBank đã ra mắt Cty tài chính Mcredit và sau đó bán 49% cổ phần cho đối tác Nhật, đổi tên thành MB Shinsei... Với tiềm năng của thị trường 100 triệu dân nhưng chỉ có khoảng 30-35% được tiếp cận tài chính tiêu dùng, đây chính là mảnh đất béo bở của M&A và các dòng vốn đầu tư tương lai.
Mặc dù được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ “điểm danh” như những lĩnh vực trọng tâm hứa hẹn sẽ thu hút M&A trong thời gian tới, tuy nhiên, có lẽ do những đặc thù, các ngân hàng không xuất hiện trong bảng khảo sát các lĩnh vực thu hút M&A của KPMG.
Theo bảng này, KPMG cho biết những lĩnh vực hứa hẹn sẽ hấp dẫn M&A ở Việt Nam lần lượt là: Thực phẩm và đồ uống (F&B); Dược phẩm và Thực phẩm chăm sóc sức khỏe, Địa ốc; Ngành tiêu dùng nhanh (FMCG); Công nghệ-Media-Viễn thông; Bán lẻ; Giáo dục và cuối cùng là Năng lượng tái tạo.