Mong tình người đừng tả tơi trong kiếp nạn Corona!

Diendandoanhnghiep.vn Nkosi Johnson - cậu bé 12 tuổi người Nam Phi đã dành quãng thời gian sống ít ỏi còn lại để lan tỏa thông điệp: “Hãy chăm sóc cho chúng tôi và chấp nhận chúng tôi - tất cả chúng ta đều là con người”.

Bỏ đi câu chuyện gây vụn vỡ lương tâm trong những ngày đại dịch Corona lây lan, gạn đục khơi trong vẫn thấy có những điều đáng trân quý như mạch ngầm chảy bền bỉ trong con người Việt Nam.

Thánh Luther King nói: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”.

Vầy cớ sao chúng ta - với tư cách là con người - không mạnh mẽ lên án cái xấu và dưỡng dung cái tốt để cuộc sống này tươi đẹp hơn?

Phê phán những người “đầu cơ khẩu trang” bắt chẹt đồng bào trong cơn bĩ cực, nhưng cũng đừng quên giành cho những tấm lòng thiện nguyện chiếc khẩu trang một lời khen ngợi, thế mới công bằng.

Giữa lúc khẩu trang trở thành món hàng khan hiếm, đắt đỏ thì tại Hải Phòng, Quảng Ninh, rất nhiều tổ chức, cá nhân phát hàng chục nghìn khẩu trang miễn phí cho người dân.

Chủ một cửa hiệu nha khoa ở Nghệ An cho biết, nhận thấy giá bán khẩu trang quá cao và khan hiếm hàng, trong khi người dân rất cần để phòng chống dịch nên anh đã bỏ tiền ra mua khẩu trang về phát cho người dân.

Trên một tài khoản mạng còn đăng tải bức ảnh (được cho ở nước ngoài) nhiều vỏ hộp đựng khẩu trang trống hoác vì đã được móc ruột mang về nước giúp giải cơn khát.

Trên nhiều đường phố Hà Nội, hình ảnh cảnh sát giao thông tay cầm gậy tay cầm máy đo nồng độ cồn bỗng nhiên không thấy như thường lệ. Thay vào đó là bịch khẩu trang phát miễn phí cho người đi đường.

Tại TPHCM, cậu bé 11 tuổi dành 10 triệu đồng tiền lì xì trong dịp Tết Nguyên đán để mua khẩu trang phát tặng mọi người, và còn nhiều thật nhiều nghĩa cử cao thượng - mà chỉ cần vài phút lướt mạng sẽ làm bạn thanh thản hơn nhiều đấy!

Cậu bé 11 tuổi phát khẩu trang miễn phí tại TPHCM (Ảnh: Vietnamnet)

Cậu bé 11 tuổi phát khẩu trang miễn phí tại TPHCM (Ảnh: Vietnamnet)

Và hôm nay, tôi lại thấy hình ảnh những y bác sĩ, khuôn mặt méo xệch, hằn in lồi lõm vì dấu vết chiếc khẩu trang dính chặt vào mũi, miệng dài hơn ngày thường, mong manh bảo vệ mạng sống để cứu người.

Có thể bạn quan tâm

Lướt thêm một đoạn, tôi lại thấy một comment mát rười rượi giữa dòng mưu sinh bề bội đôi khi khiến lòng người hóa đá “có ai biết chổ nào bán khẩu trang, tôi muốn mua vài ngàn cái để phát miễn phí cho ai cần...”

Tựa đề “Thiên tai, Nhân họa hay khủng hoảng niềm tin” kể về câu chuyện trong cơn sóng thần, động đất tại Nhật Bản được chia sẽ rộng rãi như một cẩm nang đủ sức đánh động tâm khảm con người trước tai ương, biến cố.

Mới đây thôi, chúng ta đã hào hứng nói về bóng đá và phát triển bóng đá thành đủ thứ bài học kinh nghiệm, trong đó đoàn kết dân tộc là thông điệp được ngưỡng vọng và hoan nghênh.

Thì ngay lúc này, đoàn kết dân tộc cần được phát huy hơn bao giờ hết, cha ông ta đã xếp “thiên tai và dịch họa” thành một cụm từ thông dụng. Đủ để thấy đại dịch lần này không khác gì một cuộc chiến!

Cuộc chiến này tuy không nghe tiếng súng, không thấy đạn bay nhưng mạng người cứ lần lượt ngã xuống, con số nhiễm tăng từ hàng trăm đến hàng ngàn, hàng vạn, đến bao giờ mới dừng lại?

Nhân loại bất lực trước căn bệnh thế kỷ HIV, vậy chẳng lẽ những người khỏe mạnh xem con bệnh như đồ bỏ đi? Đấy là quan điểm còn nguy hiểm hơn con virus hãi hùng kia.

Nhờ sự đùm bọc, tương trợ trên nền tảng hiểu biết khoa học mà HIV không trở thành họa diệt chủng.

Nkosi Johnson một cậu bé 12 tuổi người Nam Phi sinh ra đã dương tính HIV, cậu dành quãng thời gian sống ít ỏi còn lại để lan tỏa thông điệp nhân văn “Hãy chăm sóc cho chúng tôi và chấp nhận chúng tôi - tất cả chúng ta đều là con người”.

“Hãy chăm sóc cho chúng tôi và chấp nhận chúng tôi - tất cả chúng ta đều là con người”

“Hãy chăm sóc cho chúng tôi và chấp nhận chúng tôi - tất cả chúng ta đều là con người”

Câu chuyện của đứa trẻ ở Phi châu xa xôi cho chúng ta thật nhiều điều để nghĩ và ngẫm rồi thấm thía đạo lý nhân sinh, về những căn bệnh quái ác vô phương cứu chữa, về tình người, về điểm tận cùng của Y học.

Đó là lý do mà mấy ngàn năm trước ông tổ ngành Y, Hypocrat viết nên bản tuyên ngôn để sau này ai học, làm trong ngành này đều phải thuộc lòng, đó được xem đó là chuẩn “Y đức”.

Thực tế, tại Việt Nam trong công tác cứu người, bảo vệ chăm sóc sức khỏe, cơ sở vật chất chưa bao giờ là vấn đề cấp thiết bằng Y đức - thái độ của y, bác sĩ, nhân viên ý tế với người bệnh, đó là liều thuốc cho trái tim.

Đại dịch Corona thật đáng sợ vì chưa có thuốc ngăn chặn. Chẳng lẽ bó tay? Không! Trong giờ phút này, đoàn kết, đùm bọc, tương thân tương ái, bầu ơi thương lấy bí cùng là liều vắc-xin tuyệt đỉnh!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mong tình người đừng tả tơi trong kiếp nạn Corona! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714236509 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714236509 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10