Một năm thảm họa của các doanh nghiệp thời trang

Diendandoanhnghiep.vn Đầu năm 2020, các nhà thiết kế thời trang đã chuẩn bị sẵn những bộ cánh rất ‘hot’ để đón một năm sôi động. Nhưng dịch tràn tới và mọi việc quay ngoắt 180 độ.

Giống như mọi ngành công nghiệp khác, ngành may mặc cũng buộc phải chuyển mình để thích nghi với những biến động năm 2020. Tuy nhiên kết quả đem lại cũng chẳng khả quan, ít nhất là với toàn bộ ngành này. Các doanh nghiệp thời trang đã bị ảnh hưởng bởi một hiện tượng, gọi là “hiệu ứng làm việc ở nhà”.

Trong năm 2020, du lịch trở thành chuyện xa vời. Đến công ty làm việc cũng trở nên xa lạ nốt. Vậy nên khách hàng chẳng mặn mà sắm sửa đồ công sở. Theo thống kê, các thương hiệu J.Crew, Tailored Brands và Ascena đã đi đến bờ vực phá sản vì chú trọng quá nhiều đến trang phục công sở, phong cách trang trọng. Doanh số dress shoes (giày da lịch sự) cũng sụt giảm nhanh chóng.

Thay vào đó, khách hàng dần chuyển sang những chiếc quần thể thao (sweatpants) năng động và những đôi dép lê tiện dụng.

Thời thế thay đổi khiến các thương hiệu phải đổi thay để thích nghi. Một số thương hiệu chưa từng lấn sân sang đồ thể thao nay đã bắt đầu kinh doanh đồ thể thao, hoặc ít nhất là có ý định làm như vậy.

Một số doanh nghiệp DTC (Direct to Customer - Bán hàng trực tiếp đến khách hàng) như Summersalt và Solid & Striped đã bắt đầu mở rộng lĩnh vực trang phục thể thao, với trọng tâm là đồ bơi. Các thương hiệu trên thị trường đại chúng như American Eagle Outfitters và Old Navy cũng chú ý hơn đến các trang phục co giãn. Trở lại sau khi phá sản, Brooks Brothers cũng lên kế hoạch ra mắt các sản phẩm trang phục thể thao.

Ở chiều ngược lại, “hiệu ứng làm việc ở nhà” lại mang đến thành công không ngờ cho những doanh nghiệp định hướng “thời trang thoải mái”, điển hình là hãng giày Crocs với phương châm “cái thoải mái đánh chết cái đẹp”. Những đôi giầy cục mịch, đầy lỗ, rất xấu nhưng rất êm chân của Crocs đã mang lại 120 triệu USD mỗi tháng cho hãng này.

Các điều chỉnh và thích nghi của các doanh nghiệp có thể giúp ích cho từng thương hiệu riêng lẻ, nhưng không thể cứu vãn toàn bộ ngành may mặc. Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, doanh số kinh doanh hàng may mặc giai đoạn tháng 3 - tháng 11 đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng người đến các cửa hàng cũng giảm 23%.

Các hãng thời trang khó khăn cũng kéo theo các công ty gia công Việt Nam lao đao theo. Hồi tháng 8, May Sông Hồng bị vướng vào món công nợ hơn 200 tỷ khó đòi vì đối tác Mỹ phá sản.

Tình trạng này là minh chứng cho việc “thay đổi không đồng nghĩa với lợi nhuận”. Theo đó, lợi nhuận của các công ty may mặc đã giảm đến 90% trong năm 2020 - một con số thật kinh khủng và gây ám ảnh!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Một năm thảm họa của các doanh nghiệp thời trang tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714407739 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714407739 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10