Một sản phẩm, hai mã áp, doanh nghiệp thiệt hại kép (Kỳ 4): Khuyến cáo một đằng, làm một nẻo?

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ gây ra hàng loạt các hệ lụy cho doanh nghiệp phía sau câu chuyện đột ngột thay đổi áp mã HS đối với sản phẩm, căn cứ Tổng cục Hải quan viện dẫn còn đang cho thấy nhiều dấu hiệu bất minh…

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, việc “đột ngột” thay đổi áp mã HS đối với sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9”, không chỉ khiến Công ty CP thương mại Polvita (Công ty Polvita) phát sinh hàng loạt chi phí lên tới gần 5 tỉ đồng, mà còn đẩy doanh nghiệp vào “luồng đỏ” trong phân luồng hàng hóa (xuất/nhập khẩu). Đáng nói, những căn cứ các cơ quan Hải quan đưa ra cho việc thay đổi mã HS được áp đối với sản phẩm còn tồn tại hàng loạt nghi vấn, nhất là việc có dấu hiệu “ngược dòng” so với khuyến cáo của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và Hải quan nhiều nước trong cộng đồng các nước Asean…
Trụ sở Tổng cục Hải quan tại phường Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Ảnh: TL

Trụ sở Tổng cục Hải quan tại phường Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Ảnh: TL

Cố tình hay vô ý?

Liên quan đến việc “đột ngột” thay đổi mã HS đối với sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9”, các cơ quan Hải quan đã đưa ra một số căn cứ văn bản hiện hành, đặc biệt là việc tham khảo ý khuyến cáo của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO),…

Tuy nhiên, nội dung văn bản khuyến cáo tại thư số 20NL0019-DC ngày 18/02/2020 của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) lại không như những trả lời cho Cục Hải quan TP. Hà Nội và Công ty Polvita mà Tổng cục Hải quan Việt Nam đã viện dẫn làm căn cứ, thay đổi mã HS đối với sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” từ 2106.90.90 sang 1517.90.90.

Cụ thể, theo bản lược dịch của Công ty TNHH EVO Việt Nam, nội dung thư số 20NL0019-DC, gửi ông Lưu Mạnh Tưởng – Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Hải quan Việt Nam, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) khuyến cáo: Đối với cách phân loại đã ban hành, tôi xin lưu ý ông về quyết định trước đó của Ủy ban Hệ thống Hài hòa để phân loại hàng hóa theo tiểu mục 2106.90 (xem phụ lục G/12 của văn bản NC2446E1c, HSC/61 – Báo cáo) và ý kiến phân loại 2106.90/37 (xem tóm tắt ý kiến phân loại, trang IV/24).

Vậy, căn cứ tại văn bản trả lời số 1502/TCHQ-TXNK trả lời Cục Hải quan TP. Hà Nội và doanh nghiệp là như thế nào? Đơn vị này đang cố tình hay vô ý “gây khó” cho doanh nghiệp? Tại sao những giải trình, viện dẫn của doanh nghiệp về sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” lại bị đơn vị này bác bỏ?

Xin được nhắc lại, sau sự thay đổi “đột ngột” trong việc áp mã HS đối với sản phẩm, các nguồn thông tin từ Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và Hải quan các nước trong khối Asean đều khẳng định, mã HS được áp cho sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” là 2106.90.

 Văn bản trả lời của Tổng cục Hải quan liệu có đúng với khuyến cáo của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã đưa ra?

Văn bản trả lời của Tổng cục Hải quan liệu có đúng với khuyến cáo của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã đưa ra?

“Đi ngược” chủ trương?

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Chính phủ nói chung và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói riêng, đã có nhiều chủ trương tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển, thế nhưng, đối với những hiện trạng đang diễn ra, Tổng cục Hải quan liệu có đang “đi ngược”?
Ngoài những chỉ đạo tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, mới đây, ngày 17/9/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản 1259/TTg-KTTH chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Nội dung văn bản nhấn mạnh: Lãnh đạo các địa phương và các Bộ, cơ quan Trung ương phải đi sâu, đi sát, bám sát yêu cầu thực tiễn để tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; theo dõi sát, nắm bắt kịp thời tình hình, xác định rõ những vướng mắc, khó khăn cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực, từng doanh nghiệp và trên từng địa bàn để có biện pháp, đối sách cụ thể sớm khắc phục, đồng thời tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Thế nhưng, trên thực tế, Tổng cục Hải quan đang làm gì? Ngoài gây thiệt hại phát sinh gần 5 tỉ đồng cho doanh nghiệp tại thời điểm khó khăn, đơn vị này còn đẩy doanh nghiệp vào “luồng đỏ” trong phân luồng hàng hóa (xuất/nhập khẩu), khi doanh nghiệp có hàng loạt các kiến nghị, giải trình, đơn vị này chỉ tổ chức một cuộc đối thoại “có như không”, liệu có thỏa đáng?

Chưa kể đến, quy trình “đột ngột” thay đổi mã HS đối với sản phẩm vẫn tồn tại hàng loạt bất minh của đơn vị này, đã đẩy doanh nghiệp vào thế “khó chồng khó”.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Một sản phẩm, hai mã áp, doanh nghiệp thiệt hại kép (Kỳ 4): Khuyến cáo một đằng, làm một nẻo? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713914333 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713914333 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10