Một triệu héc ta lúa chất lượng cao (kỳ I): Để liên kết lớn không còn… “chậm lớn”

Diendandoanhnghiep.vn Chủ trương về những cánh đồng lúa diện tích lớn hay cánh đồng mẫu lớn, thoát khỏi mô hình canh tác manh mún dù đã có từ lâu nhưng việc liên kết lỏng lẻo dẫn tới “chậm lớn”, thậm chí teo tóp dần.

>>>Đề xuất phát triển dự án sản xuất lúa gạo chất lượng cao ĐBSCL

Thủ tướng Chính phủ mới đây đã yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp cùng các địa phương xây dựng đề án sản xuất 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao tại vùng ĐBSCL để phục vụ xuất khẩu.

Thu hoạch lúa tại mô hình

Thu hoạch lúa trên mô hình "cánh đồng lớn" tại An Giang.

Cánh đồng lớn... chậm lớn

Trên thực tế, tương tự đề án một triệu héc ta lúa chất lượng cao được kỳ vọng tạo bước ngoặt cho ngành, thì hơn 10 năm trước, mô hình "cánh đồng lớn" cũng từng được kỳ vọng sẽ làm thay đổi căn bản ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Nhưng thống kê của Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN&PTNT, vụ đông xuân 2020-2021, diện tích thực hiện mô hình cánh đồng lớn ở ĐBSCL đạt 160.000 héc ta, giảm 10.000 héc ta so với cùng kỳ, câu chuyện sụt giảm diện tích cũng được ghi nhận nhiều năm qua.

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH SXTM Phước Thành IV, nhấn mạnh: “Mô hình cánh đồng mẫu lớn hay cánh đồng lớn thật sự đến giờ này chỉ làm thí điểm rồi bỏ qua, chứ không thành công”.

Theo ông Thành, việc ký kết hợp đồng liên kết với từng hộ gia đình có nhiều rủi ro và rất khó khăn. Bởi mối liên kết lỏng lẻo, ràng buộc không rõ ràng nên rất dễ xảy ra mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người nông dân. “Lúa lên nông dân bán ra ngoài, trong khi lúa giảm thì doanh nghiệp kéo dài thời gian thu hoạch, mua lúa cho nông dân. Lúc đó, truyền thông vào cuộc, trong khi doanh nghiệp sợ mang tiếng rồi không dám làm”, ông Thành dẫn chứng.

Trao đổi với DĐDN, ông Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội TP. Cần Thơ nhận định, qua thực tế hơn 8 năm triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn tại vùng ĐBSCL, đặc biệt là với các nghiên cứu cho thấy nhiều thách thức khi thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”.

Cụ thể, thách thức từ chính sách Nhà nước, trong đó thể hiện Chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch lĩnh vực nông nghiệp còn yếu, chưa nhận được sự đồng thuận của người dân nên dẫn đến việc không tuân thủ quy hoạch, sản xuất manh mún, tự phát; Các chương trình, đề án, dự án có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn trong khi đó nguồn vốn ngân sách bố trí thì có giới hạn và việc lồng ghép giữa các chương trình này còn hạn chế, thiếu đồng bộ; Kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu, chưa đáp ứng đầy đủ cho yêu cầu sản xuất và đời sống người dân; Chưa có cơ chế, chính sách phối hợp hiệu quả trong mối liên kết 4 nhà để giải quyết các khó khăn và tồn tại nêu trên.

Thách thức từ bối cảnh lịch sử phát các ngành hàng chủ lực, thể hiện qua: thứ nhất, sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán, đã gây khó khăn cho quá trình cơ giới hóa nông nghiệp và hiệu quả sản xuất theo quy mô canh tác. Thứ hai, tình hình diễn biến biến đổi khí hậu (thiên tai, xâm nhập mặn…), dịch bệnh ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.

Nhiều thách thức trong triển khai mô hình cánh đồng lớn.

Nhiều thách thức trong triển khai mô hình cánh đồng lớn.

Đặc biệt, Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội TP. Cần Thơ nhấn mạnh tới thách thức từ mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong mối liên kết 4 nhà thể hiện qua việc khó tạo ra dòng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường và nâng cấp chuỗi giá trị, vì nông dân sử dụng nhiều loại giống khác nhau và sử dụng quá mức nông dược đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm và chất lượng sản phẩm không đạt theo yêu cầu của thị trường, làm cho giá cả bấp bênh. Năng lực doanh nghiệp trong việc cạnh tranh thị trường và nâng cấp chuỗi giá trị còn nhiều khó khăn. Cuối cùng, năng lực sản xuất nông dân vẫn còn sản xuất theo kinh nghiệm là chính, chưa tiếp cận được theo hướng sản xuất thị trường.

>>>Chiến lược giá cho lúa gạo

>>>Thái Bình: Tìm giải pháp đưa sản xuất lúa gạo dẫn đầu cả nước

Bước ngoặt mới

"Do vậy, trong bối cảnh sản xuất hiện nay, với năng lực nông dân và doanh nghiệp hiện tại, các chính sách ban hành không theo hướng thị trường thì rất khó để phát triển bền vững, lâu dài các mô hình liên kết nông nghiệp dựa trên 3 sản phẩm chủ lực của vùng là lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản và đặc biệt phải chuyển đổi tư duy sản xuất lúa, theo hướng an ninh lương thực không đơn thuần chỉ là sản xuất lúa", Viện trưởng Nguyễn Khánh Tùng nhấn mạnh.

Mặc dù thừa nhận sự “chậm lớn” của mô hình cánh đồng lớn thời gian vừa qua, tuy nhiên, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời khẳng định, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” là bước khởi đầu của con đường đưa hoạt động sản xuất lúa gạo trở thành một trụ cột của nền kinh tế. Trong khi sản xuất lúa gạo là một hoạt động trên quy mô lớn hàng triệu hecta, và đối với bất kỳ hoạt động sản xuất lớn nào, hiệu quả sẽ chỉ có khi đạt được quy mô, có vậy mới chuẩn hóa hoạt động của từng đơn vị sản xuất, kết nối đồng bộ để giảm thiểu chi phí.

Lý giải hiệu quả của mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ngày càng đi xuống là dựa trên việc các cánh đồng lớn, khi đạt hiệu quả về chi phí lại không tiếp tục bước tiếp theo là liên kết trong một chuỗi của hoạt động canh tác, sản xuất và tiêu thụ. Dẫn tới chất lượng lúa bị giảm khi không vận chuyển kịp thời, giá lúa giảm do không có người mua lúa phù hợp dẫn đến bị ép giá, trọng lượng lúa giảm khi phải nằm đồng do không có ghe vận chuyển…Nhưng nếu so sánh với cánh đồng nhỏ, sẽ thấy rằng hiệu quả của cánh đồng càng lớn thì giá thành của lúa càng giảm.

Do đó, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời khẳng định cần tiếp tục xây dựng cánh đồng diện tích lớn, tương tự như hiện nay là hiện thực đề án một triệu héc ta lúa chất lượng cao để đạt được giá thành đơn vị thấp nhất.

Đồng thời tin tưởng Đề án 1 triệu hecta sẽ đem lại những chuyển đổi thực chất cho kinh tế lúa gạo. Quyết định này của thủ tướng chính phủ thực sự là nguồn cảm hứng cho bà con nông dân trồng lúa. Đề án sản xuất bền vững 1 triệu hecta lúa chất lượng cao giúp làm rõ được vị thế của Việt nam trong chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, là lời khẳng định tầm quan trọng của lúa gạo Việt ở phân khúc cao cấp trong thị trường quốc tế.

(Kỳ II) Bước chuyển tư duy sản xuất và liên kết

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Một triệu héc ta lúa chất lượng cao (kỳ I): Để liên kết lớn không còn… “chậm lớn” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714542307 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714542307 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10