Mỹ cần "cú hích" để giải quyết bất đồng thương mại với Trung Quốc

Cẩm Anh 29/07/2018 04:30

Trung Quốc và Mỹ dường như không thể giải quyết được những bất đồng lớn về thương mại, ngay cả khi cuộc đàm phán với đối tác trung gian là EU đang có nhiều tiến triển.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh AFP

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh AFP

Bế tắc đàm phán với Bắc Kinh

Trong tuần qua, Washington đã phát đi một số tín hiệu cho thấy sự bế tắc về thương mại với Bắc Kinh sẽ không được giải quyết nhanh chóng. Cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng Larry Kudlow cho rằng các cuộc đàm phán giải quyết bất đồng thương mại sẽ chỉ mang lại kết quả trong 6 đến 12 tháng tới.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng cho biết Trung Quốc vẫn chưa đưa ra lời đề nghị làm hài lòng Tổng thống Trump. "Chúng tôi đang chuẩn bị sẵn sàng nếu họ có những động thái đàm phán nghiêm túc", ông Mnuchin nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (kỳ IV): Rủi ro từ biến động giá dầu

    Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (kỳ IV): Rủi ro từ biến động giá dầu

    11:01, 27/07/2018

  • Bài học từ cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử

    Bài học từ cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử

    04:30, 28/07/2018

  • Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đi đâu để

    Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đi đâu để "né" chiến tranh thương mại?

    16:30, 25/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?

    11:04, 21/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?

    11:10, 20/07/2018

  • ADB: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định bất chấp chiến tranh thương mại

    ADB: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định bất chấp chiến tranh thương mại

    04:30, 20/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây rủi ro cho tăng trưởng châu Á

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây rủi ro cho tăng trưởng châu Á

    13:51, 19/07/2018

  • Lối thoát nào cho chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?

    Lối thoát nào cho chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?

    11:10, 14/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Kỳ I: Đối sách của Việt Nam

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Kỳ I: Đối sách của Việt Nam

    11:10, 14/07/2018

 Trong khi đó, thông điệp của Trung Quốc cũng không giảm độ cứng rắn. Nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ tiết lộ rằng kế hoạch mua NXP Semiconductors với giá 43 tỷ USD đã trở thành nạn nhân tiếp theo của cuộc chiến thương mại. Thương vụ này đã bị hủy khi qua thời hạn mà không được phía Trung Quốc chấp thuận.

Ông Mnuchin cho biết ông đã đích thân nói chuyện với các quan chức Trung Quốc về thương vụ của Qualcomm, nhưng họ vẫn không phê duyệt thỏa thuận này.

"Tôi rất thất vọng vì không nhận được sự chấp thuận pháp lý. Tôi đã có những cuộc đối thoại. Chúng tôi chỉ muốn các công ty Mỹ được đối xử công bằng", ông Mnuchin nhấn mạnh.

Ông Daniel Clifton, người đứng đầu nghiên cứu chính sách tại Strategas Research, nhận định: "cả Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ chưa đạt được bước tiến nào trong việc giải quyết bất đồng thương mại cho đến sau cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ sắp tới. 

Cần cải cách WTO

Trên thực tế, Mỹ đang đạt được những tiến triển trong đàm phán với châu Âu là do Quốc hội Mỹ đã lên tiếng chỉ trích về những thiệt hại không mong muốn từ chiến thuật thương mại của Trump.

Chi phí của các công ty như General Motors và các hãng ô tô khác đang tăng lên do thuế quan. Trong khi đó, các nhà vận động hành lang doanh nghiệp đã tìm cách ngăn cản chính quyền Trump áp dụng thêm thuế quan, đặc biệt là đối với ô tô.

Các nhà phân tích cho rằng, Trump cần một chiến thắng trên mặt trận thương mại. Muốn làm được điều này, chính quyền Trump cần đạt được thỏa thuận với EU và đàm phán thành công về NAFTA. Có như vậy đảng Cộng hòa mới có cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới.

Ông Juan Carlos Hartasanchez, Giám đốc cấp cao của Albright Stonebridge, nói: “Tôi chắc rằng chính quyền Trump cũng cảm thấy rất nhiều áp lực từ những tin tức mà chúng ta đã có về các nhà sản xuất thịt bò và các nhà sản xuất nông nghiệp".

"Khi bạn phải đưa ra gói cứu trợ cho các nhà sản xuất của mình vì tác động của các đàm phán thương mại của bạn, tôi nghĩ đó là thời điểm chính quyền lùi lại và suy nghĩ", ông Juan Carlos Hartasanchez nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng, cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể giải quyết một số mối lo ngại của Mỹ.

"Cải cách WTO sẽ giúp Trump giành được lợi thế với Trung Quốc", ông Juan Carlos Hartasanchez nói và cho biết Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng được coi là một quốc gia đang phát triển, cho phép họ thoải mái hơn trong việc áp đặt các hạn chế thương mại.

"Nếu chúng ta cải cách WTO, chúng ta sẽ buộc Trung Quốc chơi bằng một hệ thống luật lệ tốt hơn", ông Juan nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ cần "cú hích" để giải quyết bất đồng thương mại với Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO