Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được dự báo có thể nảy sinh chiến tranh vũ trang. Tuy nhiên, viễn cảnh đó sẽ rút ngắn đáng kể thời gian nếu Washington tăng cường hiện diện quân sự ở Đài Loan.
Việc Mỹ xuất khẩu vũ khí không khác gì những nước khác bán món hàng “đặc sản”. Nhưng bán cho ai, thời điểm nào lại là chuyện khác. Đài Loan là một ví dụ điển hình.
Đài Loan là một trong những hòn đảo lớn nhất thế giới, có gần 24 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội khoảng 500 tỷ USD. Bắc Kinh luôn coi đây là miền đất cực kỳ hấp dẫn về kinh tế.
Về chính trị, Đài Loan là hòn đảo được cho “bất trị”, dưới sự lãnh đạo của bà Thái Anh Văn, làn sóng đòi độc lập được thổi bùng, điều này hoàn toàn mâu thuẫn với chính sách “Một Trung Quốc” có từ 1992.
Nhưng điều gì khiến một vùng lãnh thổ dám chống lại Trung Quốc đại lục khổng lồ? Đài Loan hiện tại chỉ có mối quan hệ cấp đại sứ với Hoa Kỳ, vì áp lực từ Trung Quốc.
Song, nền kinh tế Đài Loan luôn hướng ngoại - thậm chí trước khi Trung Quốc chính thức mở cửa, có những giá trị mang hơi hướng phương Tây.
Có thể bạn quan tâm
04:30, 24/10/2018
07:27, 21/10/2018
00:51, 20/10/2018
Quốc hội Mỹ vừa thông qua gói vũ khí trị giá 330 triệu USD cho Đài Loan- vùng lãnh thổ nhiều năm nay Trung Quốc đại lục luôn xem là một phần không thể tách rời và sẵn sàng dùng vũ lực sáp nhập nếu như thấy cần thiết.
Trước đó Nhà trắng đã thông qua hợp đồng vũ khí khổng lồ trị giá 1,7 tỷ USD với Đài Loan; trong một diễn biến mới nhất hai khu trục hạm Hoa Kỳ, Mustin và Benfold đã vượt qua eo biển Đài Loan (vùng biển giữa Trung Quốc và Đài Loan).
Nếu bỏ ngoài các yếu tố chính trị thì đây là hoạt động xuất khẩu vũ khí thông thường như Washington thường làm. Song, nếu gắn vào bối cảnh nào đó thì hoạt động xuất khẩu vũ khí thường đi kèm với quan điểm “ủng hộ” hoặc “bác bỏ” của giới chức Mỹ đối với tình hình cụ thể trên thế giới.
Phải chăng ông Trump ủng hộ một Đài Loan tách ra khỏi Trung Quốc? Đáp án cho câu hỏi này phụ thuộc vào rất nhiều điều, ít nhất nên xem Đài Loan có vị trí như thế nào với Mỹ. Đó là câu chuyện có bề dày lịch sử.
Xét bối cảnh cụ thể, việc bán vũ khí cho Đài Loan lại là một chiêu hiểm được tiến hành trong khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có dấu hiệu tiếp tục leo thang. Do đó, ông Tập sẽ phải bố trí tâm sức nhiều hơn để “trông chừng” Đài Loan.
Ông Trump chọn đúng lúc để “thêm dầu vào lửa”. Đặc biệt, nhiều “món hàng” trong hợp đồng vũ khí trị giá 330 triệu USD khiến Bắc Kinh đứng ngồi không yên, vì đó không phải dạng mua đứt bán đoạn. Theo vài nguồn tin cho biết, thông qua hợp đồng này, Mỹ cung cấp linh kiện cho Đài Loan sản xuất chiến đấu cơ F16, C130.
F16 là một trong những chiến đấu cơ tân tiến nhất của không quân Mỹ, nhất là tác chiến phạm vi hẹp. Khoảng cách giữa Trung Quốc và Đài Loan qua eo biển chỉ là 180km, F16 được đánh giá có thể đánh bại J20 - cường kích số 1 của Trung Quốc hiện tại.
Vì vậy, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan có thể được xem là đòn đánh từ xa ngoài kinh tế mà Mỹ hướng đến Bắc Kinh; bày tỏ quan điểm dẫn đến rối ren tình hình lại là phương pháp ngoại giao "đặc sắc" của Washington.
Còn nhớ năm 1970, Mỹ ủng hộ Israel trong cuộc chiến chống lại thế giới Ả rập, hệ quả là nhân loại hứng chịu khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất lịch sử xảy ra năm 1973. Hồi năm ngoái, ông Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của nhà nước Do thái, khiến Palestine suýt nữa phát động chiến tranh.
Nhưng chính sách can thiệp của Hoa Kỳ không ít lần gặp thất bại, Crimea là một ví dụ, bất chấp thế lực của châu âu và Mỹ. Năm 2014 Putin vẫn “thu xếp” ổn thỏa phần lãnh thổ tranh chấp dai dẳng với Ukraine.
Trong một tương lai xa, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được dự báo có thể nảy sinh chiến tranh vũ trang. Tuy nhiên, viễn cảnh đó sẻ rút ngắn đáng kể thời gian nếu Washington tăng cường sự có mặt ở Đài Loan.