Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngoại giao khi cùng lúc Tokyo muốn xây dựng mối quan hệ thân thiết với cả Washington và Bắc Kinh.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trải qua nhiều thăng trầm từ khi hai nước ký kết Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị vào ngày 12/8/1978. Trong đó, hai bên cam kết ngưng sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn. 40 năm sau khi ký kết Hiệp ước hòa bình, Nhật Bản và Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy một mối quan hệ ngoại giao thân tình hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tế của khu vực và thế giới.
Sự thay đổi này bắt đầu được thiết lập khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Vladivostok, Nga vào ngày 12 tháng 9 vừa qua. Cuộc họp tháng 9 đã mở đường cho chuyến thăm của Thủ tướng Abe đến Trung Quốc vào cuối tuần này. Thủ tướng Abe sẽ là vị lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên tới thăm Trung Quốc trong vòng 7 năm qua. Nội các Nhật Bản đang lên kế hoạch cho Hội nghị thượng đỉnh giữa hai vị lãnh đạo của 2 nước.
Có thể bạn quan tâm
16:48, 23/10/2018
00:11, 21/10/2018
04:30, 14/10/2018
07:27, 21/10/2018
04:27, 19/10/2018
06:30, 16/10/2018
04:30, 01/10/2018
Cuối tháng 5 vừa qua, cố vấn an ninh quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi đã có cuộc gặp gỡ với nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc Yang Jiechi ở gần Thủ đô Tokyo. Trung Quốc coi Nhật Bản là “chìa khóa” để hóa giải những mâu thuẫn với phương Tây.
Từ lâu, Bắc Kinh đã mong muốn xây dựng mối quan hệ ổn định với quốc gia láng giềng đồng thời ấp ủ kế hoạch "mời gọi" Tokyo tham gia trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo. Trung Quốc cũng đang nỗ lực củng cố quan hệ với Nhật Bản trong lúc gia tăng căng thẳng với Mỹ.
Trong bối cảnh quan hệ ngoại giao hiện tại, khi Mỹ “gây hấn” với Trung Quốc và Nga, không rõ liệu Chính phủ của Thủ tướng Abe có thể bảo vệ liên minh của mình với Mỹ bằng cách nào, trong khi Nhật Bản đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ thân tình với Trung Quốc và Nga?.
Không giống như nhiều người tiền nhiệm đã đặt tất cả "trứng" ngoại giao của họ vào "giỏ" Mỹ, Thủ tướng Abe hiện đang cân bằng giữa mối quan hệ đồng minh của mình với Tổng thống Mỹ Donald Trump và “mối quan hệ mời gọi” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trong 4 thập kỷ qua, cục diện thế giới chứng kiến nhiều sự thay đổi. Nền kinh tế Trung Quốc chiếm vị trí lớn thứ 2 trên thế giới, thế chỗ Nhật Bản. Bắc Kinh đồng thời đạt nhiều thành tựu về đối ngoại. Và chắc chắn, những cụm từ như "tình hữu nghị" và "đôi bên cùng có lợi" có thể sẽ không được sử dụng để mô tả mối quan hệ hiện nay giữa hai nước.