Mỹ - Trung đã “Chiến tranh lạnh” hay chưa?

Diendandoanhnghiep.vn Các dấu hiệu cho thấy, Trung - Mỹ đang ở giai đoạn đầu của “Chiến tranh lạnh 2.0”.

"Chiến tranh lạnh" là cuộc chiến nặng về ý thức hệ

Thế giới biết khá rõ về sự đổ vỡ mối quan hệ Mỹ - Trung. Nhưng tính chất đổ vỡ đến đâu, hậu quả như thế nào vẫn chưa được giải mã rõ ràng. Thiết nghĩ, nắm bắt và nhận diện xu hướng của trục quan hệ này là công việc rất quan trọng để mỗi quốc gia hình thành chiến lược riêng cho mình.

Cho đến khi thế chiến II kết thúc, chính xác là bắt đầu từ năm 1947 loài người mới biết đến thuật ngữ “Chiến tranh lạnh” do Mỹ và Liên Xô dẫn đầu hai khối đối địch nhau về ý thức hệ, lẫn kinh tế và chính trị.

Vì sao các bên dùng “Chiến tranh lạnh”? Thật ra, kiểu chiến tranh này cũng là “van xả” mâu thuẫn hữu hiệu mà không sử dụng vũ khí, khí tài, không gây chết chóc trực tiếp như các cuộc chiến truyền thống.

Sẽ sai lầm nếu cho rằng, Mỹ - Trung chỉ mâu thuẫn thương mại. Không phải, thương mại chỉ là một cách tiếp cận của ông Donald Trump về “vấn đề Trung Quốc”. Cũng để giải quyết một vấn đề, nhưng rõ ràng Tổng thống Joe Biden không dùng thương mại mà hướng đến liên minh toàn diện như cách đây vài thập kỷ.

1/ Mỹ và Trung Quốc cắt dần quan hệ ngoại giao: Trong những nhiệm kỳ gần đây, ông B.Obama, D. Trump đều dành thời gian công du đến Trung Quốc, bất kể các nguyên thủ nói với nhau những gì cũng không thể lấy làm bảo đảm cho sự tốt đẹp của mối quan hệ này.

Chính sách của Bắc Kinh hướng vào một mục đích duy nhất là vượt Mỹ, xem Mỹ là mục tiêu chiến đấu; mở rộng bang giao, xây dựng “hành lang” riêng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chuyên biệt, sẵn sàng tận dụng cơ hội xỏ vào những nơi Washington lơ là.

Mỹ cũng vậy, Nhà trắng coi Trung Quốc là mối nguy an ninh toàn cầu, làm thâm thủng cán cân thương mại, trộm cắp tài sản trí tuệ, lên án gay gắt Trung Quốc ở các diễn đàn toàn cầu.

Tổng lãnh sứ quán Trung Quốc tại Houston bị đóng cửa Chính phủ Trung Quốc đã trả đũa bằng cách đóng cửa Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ ở Thành Đô, Tứ Xuyên.

Mỹ và Trung Quốc cắt bỏ nhiều mối quan hệ ngoại giao

Mỹ và Trung Quốc cắt bỏ nhiều mối quan hệ ngoại giao

2/ Chạy đua phân cực thế giới: Đặc điểm của “Chiến tranh lạnh” là các cuộc chiến ủy nhiệm (proxy wars) bằng cách ủng hộ những nước đồng minh đang có xung đột nhằm gia tăng vị thế chính trị.

Trung Quốc ồ ạt đổ tiền thực hiện “Vành đai và Con đường”, xây dựng mối quan hệ toàn diện với các nước Nam Á, hình thành liên minh tài chính với Nga, thúc đẩy ký kết RCEP,…nhằm mục đích huy động đồng minh. Địa bàn của Bắc Kinh là các quốc gia nhỏ, nghèo.

Washington, từ thời Obama đã khởi động “xoay trục châu Á”, đến nhiệm kỳ ông J. Biden đã liên tục hâm nóng quan hệ đồng minh với châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, lôi kéo Ấn Độ, New Zealand, Philipines nhằm mục đích phong tỏa Bắc Kinh.

Ngoài một số ít nước thể hiện thái độ phân cực rõ rệt, tức là đứng về phía Trung Quốc hay Mỹ, điển hình như Iran, Nhật Bản, Australia. Còn lại đang do dự vì không muốn làm mất lòng đôi bên.

3/ Xung đột ý thức hệ: Từ năm 1917, khi cách mạng Nga thành công, thế giới chứng kiến sự xuất hiện rất hoành tráng của hệ phái xã hội chủ nghĩa, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx và tư tưởng vận dụng của mỗi nước.

Kể từ đó đến nay, về cơ bản không một Tổng thống Mỹ nào cảm thấy an tâm khi chủ nghĩa cộng sản phát triển ngày một rộng rãi từ châu Âu, châu Á sang châu Mỹ.

Khi Liên Xô và Đông Âu đổ sụp, chiến thắng “Chiến tranh lạnh” coi như thuộc về khối phương Tây, đến đầu thế kỷ 21, Trung Quốc trỗi dậy bằng học thuyết Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và nay là Tập Cận Bình một lần nữa đe dọa vị thế Mỹ.

Dĩ nhiên, bản thân các học thuyết chính trị rất tôn trọng lẫn nhau, Marx, Engels, Lenin - đại diện của chủ nghĩa cộng sản, và John Locke, Charles de Secondat hay Montesquieu - tiêu biểu cho ý thức hệ tư bản chủ nghĩa, đều là những nhà tư tưởng đáng được tôn kính.

Vấn đề ở sự vận dụng học thuyết ấy, Trung Quốc liên tục thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tư tưởng “ngoại giao Chiến Lang” dựa vào sức mạnh ý thức hệ riêng biệt.

Cũng giống như các nước tư bản vận dụng học thuyết kinh tế của họ để bóc lột giá trị thặng dư, gây chiến tranh xâm lược toàn bộ phần còn lại. Mâu thuẫn này là không thể giải quyết.

Các dấu hiệu cho thấy, Trung - Mỹ đang ở giai đoạn đầu của “Chiến tranh lạnh 2.0”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ - Trung đã “Chiến tranh lạnh” hay chưa? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714217181 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714217181 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10