Mỹ và phương Tây liệu có trả giá cho việc “xem thường” COVID-19?

Diendandoanhnghiep.vn Bất chấp việc WHO đã đưa ra cảnh báo về một mối nguy cơ “đại dịch Covid-19 toàn cầu” đang diễn ra. Các giới chức lãnh đạo của Mỹ và các nước phương Tây dường như vẫn tỏ ra “thờ ơ”.

Các nhà lãnh đạo, giới chức của Mỹ và các nước phương Tây dường như vẫn tỏ ra “thờ ơ” trong các động thái quan tâm đến sức khỏe của người dân các nước này. Hầu hết họ đều chủ quan khi nói về một “sức mạnh y tế tiên tiến” có thể đẩy lùi dịch bệnh một cách dễ dàng.

Số người chết ở Ý đã tăng 168 đến 631 vào thứ ba vừa qua. Mức tăng 36% là mức tăng lớn nhất về số lượng kể từ khi dịch bệnh COVID-19 được phát hiện vào ngày 21/2.

Người dân Italia vẫn ra đường rất đông trong dịch Covid-19 (ảnh: Reuters)

Người dân Italia vẫn ra đường rất đông trong dịch Covid-19 (ảnh: Reuters)

Theo giới quan sát cho rằng số ca nhiễm của Ý tăng cao như hiện nay là do có hoạt động tương tác hàng không cùng Trung Quốc khá lớn. Số chuyến bay dân dụng hàng tuần giữa Ý và Trung Quốc được công bố đã tăng thêm lên đến 108 chuyến kể cả khi Trung Quốc nằm trong trung tâm ổ dịch.

Nhà báo Mattia Ferraresi của tờ Il Foglio đã từng chỉ trích chính quyền Ý đánh giá quá thấp dịch COVID-19 và cho rằng việc đấu đá chính trị tại chính trường Ý cũng là một nguyên nhân chính khiến cho virus lây lan một cách nhanh chóng.

Chính phủ Ý đã ban bố lệnh dừng mọi chuyến bay từ Trung Quốc vào ngày 30/1 vừa qua nhưng cho đến thời điểm này thì mọi sự đã “trở nên đã rồi”. Bên cạnh đó, những thông tin tràn lan và mâu thuẫn về ý kiến của các chuyên gia trên truyền thông cũng khiến người dân nước này bối rối và “chẳng biết tin ai” trong việc chọn lựa một thông tin chính xác về dịch COVID-19.

Chính quyền Ý bị cho là đã bỏ ngoài tai lời kêu gọi của cựu Phó thủ tướng Matteo Salvini, lãnh đạo đảng Liên minh phương Bắc, trong một động thái kêu gọi chính quyền nước này sử dụng các biện pháp cách ly người từ Trung Quốc sang.

Tại Vương quốc Anh, tổng số ca nhiễm cho đến sáng ngày 9/3 là 285 với bốn ca tử vong. Tuy nhiên, rất nhiều người Việt Nam sinh sống và học tập ở Anh đều ngạc nhiên và có phần bức xúc trước cách đối phó với dịch bệnh của chính phủ cũng như người dân Anh.

Người Anh vẫn đến các sân vận động hàng chục nghìn người trong tình trạng

Người Anh vẫn đến các sân vận động hàng chục nghìn người trong tình trạng "no mask".

Theo đó, các biện pháp cần thiết để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh như là giữ khoảng cách trong giao tiếp, tránh tụ tập đông người, hủy bỏ các trận bóng đá với hàng chục nghìn đã được bàn tới nhưng vẫn chưa  thực hiện ngay.

Và thêm vào đó, Phủ Thủ tướng Anh đã đưa ra một thông cáo rằng “Nước Anh chấp nhận việc virus sẽ lan ra một cách đáng kể”. Thủ tướng Anh trong một phát biểu đã nói rằng "Chính phủ Anh sẽ đưa ra “những hướng dẫn và lời khuyên khoa học tốt nhất" nhưng thời điểm này chưa cần phải đến mức hủy bỏ các sự kiện thể thao lớn hay đóng cửa trường học.

Và một điều đặc biệt là, mặc dù nước Ý đã phong tỏa vùng Lombardy, thế nhưng các chuyến bay từ khu vực này đến Anh lại vẫn được phép hạ cánh xuống sân bay Heathrow mà không có bất cứ việc kiểm soát nào.

Bên cạnh đó, người dân Anh cũng tỏ ra “thờ ơ” trước đại dịch khi tham gia vào các cuộc tụ họp hay đám đông mà đều không sử dụng các biện pháp phòng chống thông thường. Bản thân họ cho rằng, truyền thông nước này đang “cố tình” thổi phồng dịch bệnh này thành con “ngáo ộp” trong các thông tin đưa ra công chúng. Theo ghi nhận của giới quan sát, hầu hết đa số người dân ở đây vẫn "keep calm and carry on" (bình tĩnh mà sống).

Tuy nhiên, theo nguồn tin được ghi nhận từ BBC, có không ít trường hợp người dân nước này phàn nàn khi họ gọi đến xin xét nghiệm COVID-19 mà không được, hoặc phải mất rất lâu mới được chỉ dẫn. Và sau khi xét nghiệm, có trường hợp phải chờ tới cả tuần mới được biết kết quả trong khi vẫn tự cách ly ở nhà mà không có bất cứ sự hỗ trợ từ nhân viên y tế.

Ở Tây Ban Nha, chỉ đến khi có báo cáo về 36 trường hợp tử vong và 1.639 trường hợp nhiễm COVID-19, chính quyền của Pedro Pedro Sanchez mới ban bố sắc lệnh chuẩn bị cho việc đóng cửa trường học hai tuần bắt đầu từ thứ Tư vừa qua và bên cạnh đó, chính quyền khu vực cũng đã phải hoãn những lễ hội ở Valencia, Las Fallas.

Rất ít người Tây Ban Nha đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Ảnh Reuters

Rất ít người Tây Ban Nha đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Ảnh Reuters.

Còn tại Mỹ, tính tới thời điểm ngày 10/3, Mỹ đã xác nhận 729 ca nhiễm virus corona, trong đó 27 người tử vong. Tuy nhiên, mặc cho tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều công viên ở Mỹ vẫn mở cửa bình thường, bất chấp những lo ngại về sức khỏe xung quanh các cuộc tụ tập nơi đông người.

Các công viên vui chơi giải trí như Disneyland và Universal Studios vẫn mở cửa đón hàng nghìn khách mỗi ngày, nhiều người trong số đó là khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Và bất chấp cảnh báo của ngành y tế Mỹ về việc hạn chế những tiếp xúc không cần thiết trong khung cảnh đông người để phòng chống dịch COVID-19, ngày 9/3 vừa qua, Tổng thống Donald Trump vẫn tích cực bắt tay những người ủng hộ tại một sân bay ở Orlando.

Thậm chí, vào ngày 9/3 vừa qua, Ngài Trump còn viết trên Twitter cá nhân rằng: "Năm ngoái, có đến 37.000 người Mỹ chết vì bệnh cúm mùa mà chẳng có cái gì đóng cửa, cuộc sống và kinh tế vẫn phải tiếp diễn. Hiện tại mới chỉ có 546 ca nhiễm Covid-19 với 22 ca tử vong thôi. Hãy thử so sánh về chuyện đó đi!".

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một buổi phát biểu về đại dịch COVID-19. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một buổi phát biểu về đại dịch COVID-19. Ảnh: Reuters

Cũng hòa cùng luận điệu với Tổng thống Donald Trump, Thống đốc bang New York, Andrew Cuomo đang cố gắng “lên gân” người dân nơi đây bằng việc so sánh COVID-19 còn kém nguy hiểm hơn cả Ebola và SARS trước đây, Cuomo cho rằng dịch bệnh này cũng chẳng khác “cúm mùa” tại Mỹ là mấy.

Có điều, chỉ mới một tuần trước đây, Ngài Trump khẳng định một cách “mạnh mẽ” rằng, sẽ không thể có một người Mỹ nào chết vì COVID-19. Trớ trêu thay, đến thời điểm này đã có 27 người tử vong.

Thêm vào đó, kể từ hồi cuối tháng 2 năm 2020, Trump cho rằng có thể nhanh chóng dập dịch COVID-19. Đến nay, ba phần tư trong tổng số 50 tiểu bang của Mỹ báo cáo có ca nhiễm.

Một phát biểu “hùng hồn” của Ngài Trump vào thời điểm đó: “Chúng ta chỉ có tổng cộng 15 ca nhiễm và 15 ca trong vài ngày tới sẽ chỉ còn là con số 0 tròn trĩnh". Nhưng sự thật “đắng lòng”, cũng kể từ đó, đã có thêm hàng trăm người Mỹ nhận kết quả dương tính với COVID-19.

Dịch bệnh COVID-19 rất nhanh có thể được kiểm soát trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với việc Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây thân cận đang ném cho nó một cái nhìn “chủ quan”, rất có thể họ sẽ phải trả giá bằng sức khỏe của hàng nghìn người dân.

Và trên bình diện chính trị, rất có thể uy tín của những người đứng đầu các nước này sẽ bị lung lay đáng kể sau những cáo buộc về việc chỉ “chăm chăm” vào kinh tế mà không lo toan cho sức khỏe người dân như cáo buộc của Đảng Dân chủ Mỹ đối với sự thờ ơ của Donald Trump.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ và phương Tây liệu có trả giá cho việc “xem thường” COVID-19? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714052529 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714052529 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10