Mỹ "vồ vập" Đông Nam Á: (Kỳ 1) Chuyến đi lịch sử của Joe Biden

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 16/12/2021 05:26

Những nhân vật chủ chốt trong nội các đang chuẩn bị cho chuyến thăm cấp cao của Tổng thống Joe Biden đến Đông Nam Á.

Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken đang công du 3 nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken đang công du 3 nước Đông Nam Á

>>ASEAN có thể yên bình hợp tác với Quad?

Không còn nghi ngờ gì nữa về ưu tiên chiến lược ngoại giao của Nhà trắng dưới thời Tổng thống Joe Biden đối với khu vực Đông Nam Á. Trong vòng 3 tháng đã có hai nhân vật thân cận với ông chủ Nhà trắng công du đến khu vực này.

Hồi cuối tháng 8, Phó Tổng thống K. Harris đến Singapore và Việt Nam triển khai loạt sự kiện, chốt lại bằng thông điệp rõ ràng: “Chúng tôi có cam kết lâu dài tại khu vực”. Những gì xảy ra tại đây (phải) có vai trò tham dự của người Mỹ.

Ngày 12/12 vừa qua, Ngoại trưởng Antony Blinken được ông Biden cử sang 3 nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan, lần này là “làm rõ hơn bước tăng tốc ngoại giao của Mỹ nhằm kết nối với khu vực Đông Nam Á, sau những tháng đầu nhiệm kỳ có phần chững chân”.

Trước đó, hồi tháng 7, ông Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là quan chức cấp cao đầu tiên của chính quyền Joe Biden đã đến thăm chính thức Việt Nam và Singapore.

Không gì khác, Washington tỏ rõ mong muốn gần gũi mật thiết với Đông Nam Á ở mọi khía cạnh, từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến an ninh quốc phòng. Và tất cả đều biết, Đông Nam Á bây giờ quá quan trọng mà các cường quốc không thể không chen chân mong có “suất” trong cấu trúc khu vực.

Đầu tiên và bao quát nhất là Đông Nam Á sẽ trở thành trung tâm tăng trưởng kinh tế của châu Á trong vài thập kỷ tới. Đang nắm giữ nhiều lợi thế mà Đông Bắc Á, Trung Á và Tây Á, Nam Á không có hoặc đã đánh mất.

Về thương mại, Đông Nam Á là thị trường màu mỡ nhất, dân số trẻ, tỷ lệ sinh cao, tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng, dự báo sẽ bùng nổ trong tương lai gần. Cũng là nơi tập hợp những nền kinh tế mới nổi, giàu sức sáng tạo như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, …Nếu Washington cần ráp nối chuỗi cung ứng/sản xuất mới, có thể nói không khu vực nào làm tốt hơn Đông Nam Á.

Về an ninh quốc phòng và ảnh hưởng địa chính trị, Đông Nam Á như chốt chặn Trung Quốc tiến về phía Nam xuôi ra Thái Bình Dương qua hai cửa ngõ: đường thủy trên Biển Đông mà Việt Nam sở hữu một phần quan trọng và cửa ngõ đất liền xuyên qua Myanmar, Lào, xuống tới Vịnh Thái Lan.

Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong khu vực

Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong khu vực

>>Cơ hội tái định hình ASEAN 

Nếu các quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc được “động viên” để làm “căng” vấn đề, hoặc có tiếng nói trực tiếp của Washington thì Bắc Kinh khó lòng độc chiếm vùng biển này.

Vấn đề là trong thập niên tới, ai kiểm soát được Biển Đông, khóa chặt Đông Nam Á thì người đó làm chủ cuộc chơi ở châu Á - Thái Bình Dương, trung tâm của thế kỷ 21.

Điều đó góp phần lý giải vì sao Bắc Kinh bằng mọi giá chiếm lấy Biển Đông một cách điên cuồng, ồ ạt cho vay, tài trợ, bao thầu xây dựng hạ tầng cơ sở từ Lào, Myanmar xuống Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Philipines cũng chỉ để cột chặt khu vực.

Washington đã thả lỏng chiến địa Trung Đông, Trung Á, châu Phi cho Bắc Kinh mặc sức tung hoành nhưng lại chọn Đông Nam Á để củng cố quyền lực. Tất nhiên, để không cho Trung Quốc vượt qua, Mỹ phải đủ mạnh ở Đông Nam Á.

Với sự xuất hiện của các nhân vật chủ chốt trong nội các làm tiền trạm, sắp tới, có thể đầu năm 2022 Tổng thống Mỹ sẽ công du nhiều nước Đông Nam Á để ký kết những thỏa thuận. Đây là chuyến thăm lịch sử, bước ngoặt quyết định cục diện quyền lực mới.

Mặc dù Washington chọn cách tiếp cận “tự do và rộng mở” ở châu Á, nhưng không thể không để mắt đến thái độ của Bắc Kinh. Mỹ càng vồ vập Đông Nam Á càng gần ở thế “ngã ba đường”.

Kỳ 2: Đông Nam Á phải chọn phe?

Có thể bạn quan tâm

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam có thể đứng đầu Đông Nam Á

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam có thể đứng đầu Đông Nam Á

    10:58, 11/12/2021

  • Dự báo bức tranh tăng trưởng các nền kinh tế Đông Nam Á năm 2022?

    Dự báo bức tranh tăng trưởng các nền kinh tế Đông Nam Á năm 2022?

    01:30, 09/12/2021

  • ASEAN có thể yên bình hợp tác với Quad?

    ASEAN có thể yên bình hợp tác với Quad?

    05:40, 23/11/2021

  • ASEAN - Trung Quốc: Cùng nhau giữ vững hòa bình, ổn định hợp tác phát triển

    ASEAN - Trung Quốc: Cùng nhau giữ vững hòa bình, ổn định hợp tác phát triển

    14:37, 22/11/2021

  • Cơ hội tái định hình ASEAN

    Cơ hội tái định hình ASEAN

    04:00, 30/10/2021

  • ASEAN và tính tất yếu của cơ chế đa phương

    ASEAN và tính tất yếu của cơ chế đa phương

    05:30, 28/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ "vồ vập" Đông Nam Á: (Kỳ 1) Chuyến đi lịch sử của Joe Biden
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO