Các quỹ đầu tư mạo hiểm ngày càng thận trọng hơn trong việc rót vốn vào các startup tại Đông Nam Á. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô toàn cầu đang gặp nhiều vấn đề như lạm phát, tăng lãi suất,...
>>Quỹ đầu tư mạo hiểm Ascend Vietnam Ventures sắp có đợt rót vốn mới
Jeffrey Joe, đồng sáng lập và đối tác quản lý tại Alpha JWC Ventures có trụ sở tại Indonesia cho biết: “Điều quan trọng nhất cần chú ý trong năm 2023 là cách các công ty khởi nghiệp sẽ phát triển và bảo vệ giá trị của mình trong môi trường đầy thách thức”.
Theo dữ liệu từ Công ty Crunchbase, trong 3 quý đầu năm 2022, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm mà các công ty khởi nghiệp trên toàn cầu chỉ huy động được 369 tỷ USD thấp hơn nhiều so với con số kỷ lục 680 tỷ USD của cả năm 2021. Tuy nhiên, năm 2021, vốn đầu tư mạo hiểm được thực hiện chỉ tăng 98% so với năm 2020.
Gavin Teo, đối tác của Altara Ventures từng nhận định: “Chúng tôi quan sát thấy số lượng hợp đồng đầu tư mạo hiểm ở khu vực Đông Nam Á đã tăng 25 - 30% trong năm nay, chủ yếu đến từ Indonesia và tập trung ở giai đoạn series B+, ít hơn ở giai đoạn hạt giống và series A”.
>>Startup blockchain ở Việt Nam có quỹ đầu tư mạo hiểm 10 triệu USD
Vốn hóa của các startup công nghệ Đông Nam Á cũng đã giảm đáng kể từ khi niêm yết cổ phiếu. Đơn cử, vốn hóa của công ty thương mại điện tử khổng lồ Sea (Singapore) - công ty mẹ của Shopee, hiện đang niêm yết tại sàn chứng khoán New York (Mỹ) - đã giảm từ hơn 200 tỷ USD vào cuối năm ngoái xuống chỉ còn khoảng 30 tỷ USD.
Mức định giá 400 nghìn tỷ rupiah (28 tỷ USD) của GoTo đã giảm hơn 75% kể từ khi lên sàn ở Jakarta vào tháng 4, trong khi Grab đã mất 69% so với mức định giá ban đầu khoảng 40 tỷ USD kể từ khi ra mắt vào tháng 12/2021.
Theo dữ liệu từ nền tảng dữ liệu thị trường tư nhân PitchBook, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã huy động thành công 151 tỷ USD trong ba quý đầu năm 2022, vượt quá bất kỳ khoản huy động vốn cả năm nào trước đó.
Tuy nhiên, Sequoia Đông Nam Á đã huy động được 850 triệu USD vào tháng 6, East Ventures đã huy động được 550 triệu USD trong tháng 7 còn Insignia Ventures Partners đã huy động được 516 triệu USD trong tháng 8.
“Chúng tôi có thể chủ động và tích cực trong việc triển khai vốn đầu tư mạo hiểm, nhưng định giá của các startup và doanh nghiệp ở mức nào mới là điều quan trọng”, Jeffrey Joe của Alpha JWC Ventures chia sẻ.
Một số lĩnh vực như thương mại điện tử nhanh đã chứng kiến nhiều thương vụ đầu tư cũng như các startup sụp đổ. Đơn cử, startup thương mại nhanh Bananas của Indonesia đã thông báo vào tháng 10 rằng ngừng hoạt động kinh doanh cửa hàng tạp hóa điện tử sau khi những biến động của nền kinh tế vĩ mô.
>>6 triệu USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm rót vào một startup công nghệ Việt
Startup tạp hóa điện tử HappyFresh có trụ sở tại Indonesia cũng ngừng hoạt động tại Malaysia sau 7 năm, trong khi Grab ngừng dịch vụ thương mại nhanh GrabMart Kilat tại Indonesia. Trên bình diện quốc tế, một số startup như Gopuff, Gorillas, Jiffy, Getir, Zapp và Buyk đã tuyên bố đóng cửa, thay đổi chiến lược hoặc sa thải nhân viên.
Teo của Altara Ventures cho biết: “Mô hình thương mại nhanh trong 15 phút ở Đông Nam Á rất khó khăn vì tính kinh tế đơn vị rất tiêu cực. Kích thước giỏ hàng và quy mô đơn đặt hàng khá nhỏ”.
Với dòng tiền đang bị cuốn đi, ngày càng rõ ràng hơn những công ty nào chưa sẵn sàng cho môi trường đầy thách thức, Tan của Insignia nhận định.
Có thể bạn quan tâm