Năm 2024 mục tiêu hoàn thiện các quy hoạch năng lượng

Diendandoanhnghiep.vn Năm 2024 cần sớm thống nhất giữa Quy hoạch điện VIII và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, Quy hoạch không gian biển làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo.

>>Dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp: Khi nào mới có giá bán chính thức?

Mục tiêu chính sách

Đây là một trong những nội dung tại Nghị quyết 937/NQ-UBTVQH15 giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

Nghị quyết đã nhìn lại thực trạng và đề xuất chính sách mới cho mục tiêu thực hiện Quy hoạch điện VIII. Về mục tiêu thực hiện, Nghị quyết có nêu khả năng huy động nguồn lực, các điều kiện bảo đảm để thực hiện Quy hoạch điện VIII khó đáp ứng trong điều kiện của Việt Nam. Cụ thể một số dự án trọng điểm chưa thể hiện rõ ràng trong Quy hoạch điện VIII. Đến nay, Kế hoạch phát triển điện lực quốc gia, phương án phát triển điện lực của nhiều địa phương vẫn chưa được ban hành, ảnh hưởng lớn đến triển khai các dự án nguồn điện, lưới điện. Nhiều dự án không có tên trong Quy hoạch điện VIII không thể triển khai được do phải chờ kế hoạch và phương án phát triển điện lực.

Việc xác định cụ thể dự án và doanh nghiệp trong nước triển khai dự án điện gió ngoài khơi (ĐGNK) thí điểm còn gặp khó khăn do chưa có hành lang pháp lý.

Việc xác định cụ thể dự án và doanh nghiệp trong nước triển khai dự án điện gió ngoài khơi (ĐGNK) thí điểm còn gặp khó khăn do chưa có hành lang pháp lý.

Về cơ chế, Nghị quyết cho biết, chưa có các cơ chế cụ thể để triển khai các dự án nguồn điện mới, đặc biệt đối với 11 dự án điện sử dụng khí hóa lỏng (LNG) với tổng công suất trên 19.000 MW, các dự án điện gió ngoài khơi với 6.000 MW. Thời gian triển khai các dự án trong kỳ quy hoạch đến năm 2030 chưa được quy định cụ thể dẫn đến việc khó điều hành và kiểm soát tiến độ thực hiện. Trong quá trình lập Quy hoạch điện VIII và kế hoạch thực hiện, do chưa có quy định mang tính quy phạm về trình tự, thủ tục lập kế hoạch, nên đưa dự án vào vận hành theo kế hoạch nên dễ dẫn đến cơ chế “xin - cho”. Trong bối cảnh Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt trước Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, nên cần thiết đánh giá, rà soát lại về cơ cấu, quy mô phát triển các phân ngành năng lượng để bảo đảm tính đồng bộ và khả thi của các Quy hoạch.

Trong năm 2024, Nghị quyết nhấn mạnh cần đánh giá, rà soát, cập nhật tình hình triển khai Quy hoạch điện VIII để điều chỉnh kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng với chi phí hợp lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa Quy hoạch điện VIII và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia.

Về phát triển điện gió ngoài khơi, Nghị quyết nêu rõ cần sớm trình Quốc hội thông qua Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển hợp lý điện khí, năng lượng tái tạo, sản xuất nhiên liệu hydro,… Khẩn trương xây dựng chính sách hỗ trợ, đột phá để phát triển điện gió ngoài khơi, đồng thời kết hợp với triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các dự án chuyển tiếp đang chờ chính sách giá bán điện chính thức (Ảnh: Nhà máy Điện gió Thanh Phong giai đoạn 1, có công suất 29,7 MW tại Thạnh Phú, Bến Tre)

Các dự án chuyển tiếp đang chờ chính sách giá bán điện chính thức (Ảnh: Nhà máy Điện gió Thanh Phong giai đoạn 1, có công suất 29,7 MW tại Thạnh Phú, Bến Tre)

Góp ý kiến để đề xuất chính sách cho lĩnh vực năng lượng tái tạo vào năm 2024 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân –Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, thị trường năng lượng tái tại hiện này tồn tại điểm nghẽn lớn nhất là cơ chế và chính sách;

Đề xuất giải pháp

>>Chính sách năng lượng tái tạo cần đáp ứng nguyện vọng nhà đầu tư

>>Tháo gỡ “nút thắt” trong đầu tư LNG

Trước những khó khăn trên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân đề xuất; cần có một lộ trình rõ ràng hơn đối với việc cắt giảm các nguồn năng lượng hóa thạch và nhanh chóng tháo gỡ các rào cản để thúc đẩy đầu tư phát triển nguồn NLTT một cách hiệu quả, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của nước ta.

Cụ thể, cần có chính sách dài hạn nhằm tạo ra môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được, đảm bảo dự đoán được dòng doanh thu của các dự án. Trong đó cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển năng lượng tái tạo, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới phục vụ trong nước và xuất khẩu, phát triển công nghiệp chế tạo thiết bị ngành điện.

Đặc biệt Việt Nam cần có chính sách để các doanh nghiệp năng lượng lớn của Việt Nam thí điểm hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, từng bước làm chủ công nghệ, sản xuất thiết bị, hạ tầng truyền tải để hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo hoàn chỉnh gắn với các khu công nghiệp tập trung.

Về chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân kiến nghị: Cần sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật về năng lượng tái tạo và ban hành cơ chế đấu thầu. Xây dựng Luật Điện lực sửa đổi để hoàn thiện chính sách về đầu tư, quy hoạch, điều hành giá điện, phát triển thị trường điện cạnh tranh. Đồng thời xử lý các vướng mắc, thể chế hóa cơ chế phát triển, tạo đột phá khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo; tách bạch vai trò quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời cần sớm ban hành thí điểm, tiến tới xây dựng chính thức cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa nhà sản xuất điện năng lượng tái tạo và khách hàng tiêu thụ đồng bộ với sửa đổi Luật Điện lực và lộ trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh. Đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, giá thành điện năng và chi phí truyền tải hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng lưới điện hiện có.

Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu (trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ).

Trong dài hạn, định hướng phát triển mạnh điện gió ngoài khơi kết hợp với các loại hình năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió trên bờ...) để sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh...) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

“Việc chuyển dịch năng lượng của Việt Nam là tất yếu. Việt Nam là nước sẽ chịu nhiều tác động xấu của biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển dâng, cần tham gia với cộng đồng quốc tế chống biến đổi khí hậu. Chưa kể trong thời gian tới, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu, sang Mỹ sẽ phải chịu giám sát về “dấu chân carbon”, bổ sung thêm thuế carbon nếu không chuyển dịch sang hướng xanh”- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Năm 2024 mục tiêu hoàn thiện các quy hoạch năng lượng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714212419 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714212419 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10