Trong nửa năm 2022, NBB đã vay thêm tổng cộng hơn 2.065 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm nặng với 696 tỷ đồng, riêng quý II âm kỷ lục 840 tỷ đồng.
>>>Giải pháp tự động hóa quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời đại số
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022, Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HoSE: NBB) ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 93 tỷ đồng, giảm hơn 76% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu doanh thu của NBB, doanh thu kinh doanh bất động sản chiếm 90% với 83 tỷ đồng, giảm 78% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp Năm Bảy Bảy kỳ này giảm 66,5%, hạch toán ở mức 47,6 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu tài chính của NBB chỉ đạt hơn 43 tỷ đồng, giảm hơn 67% so với cùng kỳ năm 2021. Sự chênh lệch này chủ yếu là do trong quý II/2021, NBB ghi nhận một khoản thu nhập 120 tỷ đồng từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư.
Chi phí lãi vay là 39 tỷ đồng, tăng 34,4% so với cùng kỳ và chiếm hơn 74% chi phí tài chính. Vì vậy, hoạt động tài chính lỗ 14 tỷ, cùng kỳ lãi hơn 45 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 30,7% và 68,1%, ghi nhận lần lượt 54,4 và 6,5 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ chỉ đạt 0,4 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, NBB đạt 169 tỷ đồng doanh thu, giảm 69,4%. Lợi nhuận sau thuế của công ty ghi nhận 2 tỷ đồng, giảm 98,8%. Năm Bảy Bảy đã hoàn thành hơn 21% kế hoạch doanh thu và 1,9% kế hoạch lợi nhuận năm.
Đáng chú ý, trong nửa năm 2022, NBB đã vay thêm tổng cộng hơn 2.065 tỷ đồng. Trong số này, khoản vay từ ngân hàng Vietcombank ghi nhận hơn 607 tỷ đồng, chiếm hơn 29%. Ngoài ra, công ty vay 400 tỷ đồng từ Công ty TNHH MTV Đầu tư kinh doanh địa ốc Lữ Gia; 400 tỷ đồng từ Công ty CP Đầu tư và Xây dựng xa lộ Hà Nội; 350 tỷ đồng từ Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII cùng với lãi suất 8,5%/năm.
Được biết, cả 3 doanh nghiệp trên đều là công ty con của Công ty CP Đầu tư Hạ Tầng Kỹ Thuật TP.HCM (HoSE: CII). Ngoài ra, Năm Bảy Bảy cũng đã vay 125 tỷ đồng lãi suất 11% từ chính CII.
Các khoản vay đã bù đắp cho các hoạt động đầu tư trong nửa đầu năm nay. NBB đi vay từ CII, nhưng chủ yếu trong các khoản đầu tư là khoản góp vốn hợp tác đầu tư dự án 152 Điện Biên Phủ 1.150 tỷ đồng với chính công ty này. Đây là dự án căn hộ tọa lạc tại quận Bình Thành, TP.HCM. CII từng là công ty mẹ của NBB nhưng bán bớt cổ phần và giảm sở hữu xuống 37,52% từ ngày 5/8.
Khoản vay cũng đã bù đắp cho dòng tiền kinh doanh âm 696 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, riêng quý II âm kỷ lục 840 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng 367,5 tỷ đồng giá trị trong quý này với 2 dự án khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi và dự án khu nghỉ dưỡng kết hợp khu dân cư Delagi. Khoản trả trước của công ty gấp hơn 2,8 lần so với đầu năm với gần 940 tỷ đồng, trong đó trả trước Công ty CP xây dựng dân dụng E&C gần 631 tỷ đồng.
Ngoài nợ vay từ các ngân hàng và doanh nghiệp, NBB còn hàng trăm tỷ đồng nợ vay từ kênh trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, ngày 11/6/2021, NBB đã phát hành 490 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 36 tháng, lãi suất cố định 11%/năm trong năm đầu tiên.
Đây là trái phiếu có tài sản đảm bảo gồm toàn bộ tài sản, quyền tài sản tại dự án Khu Dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi; quyền phát sinh từ hợp đồng hợp tác đầu tư giữa NBB và Công ty TNHH MTV Khu Bắc Thủ Thiêm; các cổ phiếu do CII sở hữu; và các tài sản khác. Trái chủ của lô trái phiếu này là ngân hàng HDBank.
Tuy nhiên, vào hồi tháng 5 vừa qua, NBB đã mua lại trước hạn 50 tỷ đồng trái phiếu từ đợt phát hành trên, nhằm giảm tỷ lệ từ 350 tỷ đồng về còn 300 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã thực hiện mua lại một phần trái phiếu sau gần 1 năm phát hành.
Cùng với bức tranh tài chính xám xịt, cổ phiếu NBB trên thị trường cũng giảm hơn 56% so với hồi đầu năm, từ vùng giá 47.000 đồng/cổ phiếu (ngày 4/1), xuống vùng giá 20.550 đồng/cổ phiếu (chốt phiên giao dịch ngày 15/8), tương đương vốn hóa thị trường của doanh nghiệp cũng giảm hơn 2.600 tỷ đồng.
Theo đánh giá của giới chuyên gia tài chính, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm luôn là chỉ báo xấu đối với sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Việc NBB đang gánh khoản nợ vay hàng nghìn tỷ đồng từ các ngân hàng và doanh nghiệp. Trong khi dòng tiền kinh doanh đang trong trạng thái âm nặng là điều rất đáng lo ngại. Nếu không cải thiện tình hình dòng tiền, sức khỏe tài chính kịp thời thì bức tranh tương lai của doanh nghiệp ngành bất động sản này sẽ càng trở nên đáng quan ngại hơn.
Có thể bạn quan tâm
Giãn nợ vay cho người mua bất động sản
15:30, 26/08/2021
Doanh nghiệp kiến nghị cơ cấu lại nhóm nợ và lùi thời hạn trả nợ vay (bài 2)
09:01, 09/08/2021
Nợ vay của Bất động sản Phát Đạt chỉ còn dưới 1.260 tỷ đồng
17:55, 17/07/2021
Giải pháp tự động hóa quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời đại số
06:30, 05/05/2022
Giải pháp quản lý tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh mới
05:15, 01/01/2022
Doanh nghiệp trẻ Ninh Bình đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản trị tài chính doanh nghiệp
09:18, 13/12/2021
“Sức khoẻ” tài chính doanh nghiệp: Khó khăn lớn nhất là trả tiền lương cho lao động
11:30, 10/09/2021
“Sóng” đầu tư công phớt lờ chất lượng tài chính doanh nghiệp
09:00, 15/05/2020