Nam Định: Đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp và thị trường

Diendandoanhnghiep.vn Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Nam Định là gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và thị trường lao động.

>>>Quá trình đào tạo nghề phải đáp ứng tiêu chuẩn của doanh nghiệp

>>>Gắn kết đào tạo nghề với tạo việc làm để giảm nghèo bền vững

Hiện, tỉnh Nam Định có 33 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 26 cơ sở nghề nghiệp công lập và 7 cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Năm 2022, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề được 35.200 người (trong đó đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng 2.967 người), đạt 100% kế hoạch năm 2022 và đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp lên 48%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75,5% (đạt 100% kế hoạch năm, tăng 1,5% so với năm 2021).

Chuyển từ hướng cung sang hướng cầu

Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định, toàn tỉnh có trên 1 triệu lao động trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế. Nguồn nhân lực này đang dần đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động về trình độ chuyên môn.

Theo thống kê hàng năm, học sinh sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng ra trường có việc làm ngay đạt trên 90%, có trường đạt 100%, mức lương bình quân từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Thậm chí, một số nghề, học sinh chưa nhận bằng tốt nghiệp song đã được doanh nghiệp nhận vào làm việc (như các nghề hàn, may, công nghệ ôtô...).

Giáo dục nghề nghiệp tại trường Cao đẳng kinh tế và Công nghệ Nam Định

Giáo dục nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng kinh tế và Công nghệ Nam Định

Là một trong những trường đi đầu trong công tác giáo dục nghề nghiệp, Trường Cao đẳng kinh tế và Công nghệ Nam Định, hiện đào tạo 11 nghề trình độ cao đẳng, 30 nghề trình độ trung cấp, 36 nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn dưới 3 tháng. Trong các nghề trường đào tạo, có một nghề cấp độ quốc tế là nghề hàn. Cấp độ khu vực ASEAN có 2 nghề là công nghệ ô tô và điện công nghiệp. Cấp độ quốc gia là 15 ngành/nghề, gồm: xây dựng và hoàn thiện công trình thuỷ lợi, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, điện tử công nghiệp, may thời trang, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, điện tử dân dụng, công nghệ chế tạo vỏ tàu thuỷ, chăn nuôi - thú y, nuôi trồng thủy sản, đúc dát đồng mỹ nghệ, gia công thiết kế sản phẩm mộc, hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lễ tân, kỹ thuật chế biến món ăn.

Thầy Đinh Văn Hoản – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Nam Định cho biết, điểm nổi bật trong hoạt động đào tạo của trường chính là phối hợp với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh thực hiện mô hình “đào tạo kép”, gắn kết chặt chẽ việc thực học, thực hành và trang bị cho học sinh, sinh viên nhiều kỹ năng mềm để thích ứng với môi trường làm việc hiện đại. Chính vì thế, trình độ tay nghề của học sinh sinh viên ngày càng cao, được doanh nghiệp tin tưởng tuyển dụng với tỷ lệ 100% học sinh sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm.

Cụ thể, nhà trường tạo điều kiện cho học sinh đi thực tập trải nghiệm từ 2,5 đến 5 tháng tại các công ty như Công ty CP Kim khí Thăng Long, Công ty Điện lạnh Hòa Phát… Khoản thu nhập khi đi thực tập được doanh nghiệp trả từ 3,5 đến 5 triệu đồng cũng giúp các em có thêm nguồn tài chính để chi trả sinh hoạt phí hoặc tích lũy.

Bám sát nhu cầu thị trường

>>>Đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp

>>>Đào tạo nghề để thích ứng với yêu cầu của hội nhập

Với mục tiêu phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Kế hoạch 131/KH-UBND ngày 29/9/2022 về thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tỉnh Nam Định sẽ chủ động dạy nghề theo hướng chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, HTX.

Tỉnh Nam Định sẽ chủ động dạy nghề theo hướng chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, HTX.

Theo đó, xác định phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn kết với việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội và phát triển bền vững. Phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, quan tâm đầu tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngành, nghề đào tạo đạt trình độ tương đương với khu vực và thế giới.

Đến năm 2025, thu hút 40-45% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia đạt 80%, bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao chất lượng đào tạo của một số trường tiệm cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiệm cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.

Đến năm 2030, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35-40%.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay là, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động. Đẩy mạnh thực thi cơ chế hợp tác “3 Nhà”: Nhà nước, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp.

Ông Hoàng Đức Trọng - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nam Định cho biết, năm 2023, Sở phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu, tạo việc làm cho khoảng 32 nghìn lượt người. Tuyển sinh, đào tạo nghề cho khoảng 35.200 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 49% vào cuối năm 2023. Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng, duy trì quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ tại các doanh nghiệp.

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh và thị trường lao động theo từng vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp. Đẩy mạnh dự báo nhu cầu đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt các ngành nghề khoa học - kỹ thuật - công nghệ, ưu tiên cho công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai. Khai thác hiệu quả dữ liệu, thông tin thị trường lao động quốc gia kết hợp với điều tra định kỳ hoặc đột xuất về các nhu cầu của doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động về nguồn nhân lực, kỹ năng lao động và nhu cầu đào tạo và phản hồi của người học đã tốt nghiệp để phục vụ công tác quản lý và đào tạo…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nam Định: Đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp và thị trường tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713456720 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713456720 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10