UBND tỉnh Gia Lai cho biết tính đến ngày 31/10, địa phương này đã đón gần 43.000 công dân, trong đó có hơn 13.000 người dân tộc thiểu số trở về từ các tỉnh phía Nam.
>>Gia Lai: Doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà lo... vỡ nợ
Đây là một bài toán nan giải đối với công tác giải quyết việc làm của địa phương.
Trước thực trạng trên, tỉnh Gia Lai đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết việc làm trước mắt cũng như lâu dài cho các lao động này.
Bà RCom Sa Duyên, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, cho biết tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp như kết nối cung- cầu lao động với các doanh nghiệp, vận động các doanh nghiệp hỗ trợ người lao động trở lại làm việc. Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu Trung tâm việc làm tích cực tuyên truyền, kết nối giúp giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ người lao động quay trở lại làm việc được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng, chống COVID-19 để họ an tâm.
>>Gia Lai: Doanh nghiệp cần làm gì để vật liệu xây dựng không nung “cất cánh”?
>>Gia Lai và hành trình xây dựng chính quyền điện tử
“Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai cũng tích cực hỗ trợ người lao động vay vốn tạo việc làm và khởi nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ cho vay đối với người lao động là dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo từ các tỉnh trở về địa phương chưa tìm kiếm được việc làm. Đồng thời, Gia Lai còn đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ vào làm việc, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Ngoài ra, tỉnh triển khai các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sớm ổn định sản xuất kinh doanh để thu hút lao động vào làm việc”, bà RCom Sa Duyên chia sẻ.
Đây là những việc làm trước mắt, còn về lâu dài, một chuyên gia kinh tế cho rằng tỉnh Gia Lai cần tiếp tục vận động người lao động quay trở lại công ty, nhà máy trước đây để ổn định công việc.
Có thể bạn quan tâm