Các hành động của các doanh nghiệp kinh doanh có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quyền con người của mọi người.
>>Bảo vệ quyền con người trong đại dịch COVID-19
Bảo đảm quyền con người với kinh tế
Mặc dù tăng trưởng kinh tế nhanh có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo nhưng điều này cũng đặt ra những thách thức cho việc thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện quyền con người.
Trên thực tế, hầu hết các quyền con người đều có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Hoạt động của doanh nghiệp có thể tác động cả tích cực, tiêu cực đến nhiều người, bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, người lao động cũng như cộng đồng.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt cam kết về quyền con người gây nên các vi phạm, lạm dụng quyền thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, thậm chí gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp có liên quan đến tai nạn lao động, kiện tụng hoặc đình công.
Theo Đại sứ Úc tại Việt Nam Robyn Mudie, “Mối quan hệ giữa quyền con người và doanh nghiệp được coi là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm và tôn trọng quyền con người sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp không phân biệt quy mô, lĩnh vực, quyền sở hữu, tình trạng pháp lý”.
Rõ ràng, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến chuỗi cung ứng của họ khi các hoạt động kinh doanh có thể ảnh hưởng đến quyền con người của mọi người theo những cách tinh vi hơn cả ở trong và ngoài nước.
Mặt khác, các công ty hoạt động trên các nền tảng trực tuyến sẽ cần phải đảm bảo rằng họ tôn trọng quyền riêng tư của mọi người và tuân thủ luật bảo vệ dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà cần phải đối xử với những người mà họ chăm sóc với phẩm giá và sự tôn trọng.
Đặc biệt, người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử với bất kỳ người lao động nào dựa trên giới tính hoặc tình trạng mang thai của họ, và tất cả các doanh nghiệp có nghĩa vụ đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên.
Trên thế giới, khi nhắc đến các vụ vi phạm quyền con người liên quan đến các hoạt động kinh doanh, họ có thể nghĩ đến các xưởng sản xuất nơi lao động trẻ em phổ biến và điều kiện làm việc không an toàn.
Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và quyền con người (UNGPs) kêu gọi các doanh nghiệp cam kết công khai tôn trọng quyền con người, thực hiện thẩm định về quyền con người và đưa ra biện pháp khắc phục khi mọi việc diễn ra không như ý muốn. Điều này xác định các biện pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro, theo dõi hiệu quả của các nỗ lực và minh bạch cho tất cả các bên về tiến trình thực hiện.
Cụ thể, tại Vương quốc Anh, Chính phủ đã công bố Kế hoạch Hành động Quốc gia để thực hiện UNGPs trong đó họ đặt ra kỳ vọng cho các doanh nghiệp của Anh tôn trọng quyền con người ở bất cứ nơi nào họ hoạt động, thúc đẩy nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người; trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tôn trọng quyền con người và tiếp cận các biện pháp khắc phục hậu quả cho các nạn nhân bị lạm dụng.
>>JTI chung tay bảo vệ tôn trọng quyền con người
Quyền con người trong phát triển bền vững
Để giảm thiểu rủi ro về vi phạm quyền con người, cần phải thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Trọng tâm của ứng xử và thực hành kinh doanh có trách nhiệm, chính là tôn trọng quyền con người.
Chính vì vậy, trong những năm qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ủy ban quyền con người Úc (AHRC) với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DEFAT) đã khởi động một chương trình kéo dài hai năm để thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam để tăng cường năng lực kinh doanh và đào tạo cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tương lai nhằm thúc đẩy đạo đức kinh doanh có trách nhiệm và tôn trọng quyền con người.
Đáng chú ý, VCCI và AHRC đã thống nhất xây dựng Báo cáo về Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững, phân tích khả năng lồng ghép và khuyến nghị một số chỉ số cụ thể liên quan đến Kinh doanh có trách nhiệm và quyền con người.
Đánh giá về vấn đề này, tại lễ công bố Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững 2022, Đại sứ Úc tại Việt Nam Robyn Mudie nhận định “Một trong những điểm khác biệt của Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững năm nay là việc đưa chỉ số liên quan đến tôn trọng quyền con người nhằm đánh giá xem doanh nghiệp có những chính sách bảo vệ quyền con người, có tuân theo những cam kết tôn trọng quyền con người theo Nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về kinh doanh và quyền con người”.
“Xếp hạng cao trong bảng đánh giá này sẽ giúp doanh nghiệp gây được tiếng tăm trên thị trường quốc tế, thu hút đầu tư cũng như đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam”, Đại sứ Úc tại Việt Nam cho biết.
Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD/VCCI) Nguyễn Quang Vinh đánh giá, thực tiễn đại dịch COVID-19 đã cho thấy, các doanh nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm, đề cao quyền con người, đều có khả năng chống chịu tốt trước khủng hoảng và hồi phục nhanh.
Các giá trị kinh tế, văn hóa… của doanh nghiệp có được là nhờ việc đưa quyền con người vào thực hành trong chiến lược kinh doanh. Nếu vấn đề này không được doanh nghiệp chú trọng, có thể sẽ phát sinh những chi phí đáng kể phải bỏ ra để khắc phục các rủi ro vi phạm về quyền con người.
Có thể bạn quan tâm
JTI chung tay bảo vệ tôn trọng quyền con người
08:55, 07/04/2021
Bảo vệ quyền con người trong đại dịch COVID-19
11:00, 10/12/2020
Trí tuệ nhân tạo AI và những câu hỏi đặt ra với pháp luật và quyền con người
05:08, 24/08/2020
Sửa đổi các quy định của Luật Thi hành án hình sự: Cụ thể hóa quyền con người, quyền công dân
16:39, 07/11/2018