NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Cần sự chung tay của các bộ ngành để thúc đẩy phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Để tạo hành lang thúc đẩy phát triển cho ngành năng lượng tái tạo, hỗ trợ đưa phát thải ròng bằng 0 theo cam kết tại COP 26, theo ông Lương Quang Huy, cần sự chung tay của các bộ ngành…

>> NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Định hướng chính sách ổn định để phát triển

Phát biểu tại Diễn đàn “Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Tư duy và hành động trong giai đoạn mới” và Trao chứng nhận cho các dự án trong Chương trình bình chọn: “Dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam năm 2022” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 6/01/2023, ông Lương Quang Huy  - Trưởng Phòng Giảm nhẹ phá thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, mặc dù không phải là một văn bản cam kết được ký kết, tuy nhiên, để thực hiện được những cam kết đưa phát thải dòng bằng 0 vào năm 2050 tại COP 26 của Thủ tướng Chính phủ là không hề dễ dàng.

ông Phạm Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin tại Diễn đàn

Ông Lương Quang Huy  - Trưởng Phòng Giảm nhẹ phá thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường

“Thực tế, liên quan đến những cam kết phát thải của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, chúng ta đã có báo cáo đóng góp nộp lần đầu tiên vào năm 2015, khi đó Việt Nam xác định giảm 7% tự nguyện và 21% từ sự hỗ trợ của quốc tế, tại thời điểm đó, mức phát thải thông thường tương đương xấp xỉ 4,6 triệu tấn CO2. Đến 2020, chúng ta cam kết giảm 9% và 27% trợ giúp của quốc tế,… đến tháng 11/2022 Tại Ai Cập chúng ta đã nộp một bản cập nhật báo cáo cam kết giảm phát thải 15,8% tự nguyện và 43,5% sự hỗ trợ quốc tế, tương đương khoảng hơn 400 triệu tấn CO2. Chưa kể, tích lũy giai đoạn từ nay tới thời điểm 2030 - 2050 thì con số phát thải phải giảm CO2 tương đương tương đối khó khăn”, ông Huy chia sẻ.

Theo ông Huy, nguồn phát thải chủ yếu hiện nay nằm ở hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và phương tiện, vì vậy, để đáp ứng lộ trình đã cam kết giảm dần điện than, năng lượng hóa thạch vào năm 2030 và giảm hẳn phát thải nguồn nguyên liệu này vào 2040 là thách thức lớn hơn nữa,… trong khi việc xem xét quy hoạch điện VIII đến nay vẫn chưa giải quyết được.

>> [TRỰC TIẾP] Diễn đàn "Phát triển năng lượng tái tạo, tư duy và hành động trong bối cảnh mới"

Các đại biểu tham dự Diễn đàn “Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam tư duy và hành động trong giai đoạn mới” và Trao chứng nhận cho các dự án trong Chương trình bình chọn: “Dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam năm 2022”

Các đại biểu tham dự Diễn đàn “Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam tư duy và hành động trong giai đoạn mới” và Trao chứng nhận cho các dự án trong Chương trình bình chọn: “Dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam năm 2022”

“Với mục tiêu giảm phát thải dòng bằng 0 đến năm 2050, có nghĩa chúng ta sẽ phải tăng nhanh mức độ cơ cấu phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030 là 20%, và đến năm 2040 là 40% và đến 2050 là 70% nhằm đảm bảo cân đối được giữa phát thải và hấp thụ để đạt được mức chất thải ròng bằng 0”, ông Huy cho hay.

Cũng theo ông Huy, trong vòng 3 năm vừa qua, năng lượng tái tạo phát triển rất nóng, trong đó có điện gió và điện mặt trời, nhất là trong thời điểm hiện nay, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về chính sách hỗ trợ, do vậy, sức ép đối với việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo là rất lớn, chưa kể, rất nhiều vấn đề hiện nay còn tồn tại trong việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ về mặt cơ chế tài chính mà còn liên quan đến khảo sát đầu tư cho các dự án điện gió, đặc biệt là dự án điện gió ngoài khơi hay điện mặt trời trong việc sử dụng đất đai… đây là những vấn đề rất cần sự chung tay của các bộ ngành mới có thể giải quyết được.

Về mặt quản lý Nhà nước, ông Huy cho rằng, đơn vị sẽ tiếp tục tham mưu về mục tiêu và định hướng để có thể áp dụng được biện pháp cơ chế phù hợp nhất mà trên thế giới đã và đang thực hiện trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.

“Những hoạt động này đòi hỏi phải có sự chung tay của các bộ ngành, đặc biệt đối với quy hoạch điện VIII sắp tới, cần có sự đồng thuận của các bộ ngành. Đứng từ góc độ quản lý Nhà nước về biến đổi khí hậu, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan về năng lượng đưa ra các chính sách phù hợp nhất với ngành năng lượng tái tạo trong thời gian tới để nhằm phát triển bền vững hơn”, ông Huy chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Cần sự chung tay của các bộ ngành để thúc đẩy phát triển tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713511910 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713511910 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10