NĂNG LƯỢNG XANH CHO DOANH NGHIỆP: Điều kiện tất yếu cho phát triển

Bài: GIA NGUYỄN - Ảnh: TUẤN NGỌC 17/05/2023 15:22

Không chỉ đem đến các điều kiện cơ bản trong quá trình hội nhập quốc tế và các đòi hỏi từ thị trường, việc áp dụng năng lượng xanh còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh…

>> NĂNG LƯỢNG XANH CHO DOANH NGHIỆP: Cần gói giải pháp tổng thể

Đây là chia sẻ của ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tại Tọa đàm “Năng lượng xanh cho doanh nghiệp: Tính cấp thiết và vấn đề đặt ra trong thực tiễn” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 17/5/2023.

ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin tại Tọa đàm

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin tại Tọa đàm

Thông tin tại Tọa đàm, ông Vũ Đức Giang cho biết, ngành Dệt may hiện nay có khoảng gần 3 triệu lao động, trong quý I/2023 các nhà máy xuất khẩu khoảng 12 tỷ USD. Ngành Dệt may đã tiếp cận với năng lượng xanh, năng lượng tái tạo từ điện áp mái, điện mặt trời từ rất sớm… Việc tiếp cận với năng lượng tái tạo đem đến nhiều lợi ích cho cả các bên, nhất là những lĩnh vực có sự tiêu thụ lớn…

Theo ông Giang, tiêu chuẩn xanh chỉ là một trong những tiêu chuẩn, không phải tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng hóa xuất khẩu, nên việc nhiều đơn hàng hay ít thời gian của ngành không phụ thuộc vào vấn đề này.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong việc áp dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh chính là tài chính, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng để đầu tư vào việc phát triển song hành trong quá trình sản xuất và không phải ngân hàng nào cũng cấp vốn cho doanh nghiệp để đầu vào lĩnh vực này.

>>[TRỰC TIẾP] Tọa đàm "Năng lượng xanh cho doanh nghiệp: Tính cấp thiết và vấn đề đặt ra trong thực tiễn"

Toàn cảnh Tọa đàm

Toàn cảnh Tọa đàm “Năng lượng xanh cho doanh nghiệp: Tính cấp thiết và vấn đề đặt ra trong thực tiễn” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 17/5/2023.

“Khi đối tác nước ngoài đặt hàng thì những tiêu chuẩn đưa ra theo COP 26 là một trong những điều kiện được hướng đến, tuy nhiên, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố không chỉ riêng năng lượng, chẳng hạn như: nhân công, môi trường làm việc,… rất nhiều doanh nghiệp trong ngành Dệt may đã chú trọng đầu tư vào môi trường làm việc cho công nhân, đây là yếu tố tác động sẽ hiệu suất làm việc”, ông Giang chia sẻ.

Cũng theo ông Giang, đã là doanh nghiệp thì dù ở ngành nào, lĩnh vực nào của Việt Nam thì tốt nhất nên tuân thủ các chuẩn mực mà Thủ tướng đã ký tại COP 26, cùng với đó là các chuẩn mực quốc tế mà thế giới đã đề ra.

Việc các doanh nghiệp tiếp cận với năng lượng tái tạo, năng lượng xanh là cần thiết, bởi hiện tại, chi phí điện lưới là rất lớn, việc phát triển điện mái, điện mặt trời sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tạo ra các chứng chỉ xanh cho hang hóa mà còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tang tính cạnh tranh cho hang hóa được sản xuất ra.

“Thực tế hiện nay, ngành Dệt may đã và đang phải cạnh tranh rất lớn với các nước nên trên thế giới về thị trường và sản phẩm, việc tạo ra thêm chi phí sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh”, ông Giang nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, xoay quanh vấn đề Chính phủ phê duyệt quy hoạch Điện VIII sau 2 năm rà soát, ông Giang đề xuất, việc quy hoạch Điện VIII đã ra đời là rất tốt, nhưng chi tiết về quản lý cần được chuẩn hóa để có một tiêu chuẩn thống nhất trên cả nước, đặc biệt, là tấm pin năng lượng có sự thống nhất, giống nhau và đảm bảo an toàn cho người lắp đặt các tấm pin mặt trời này như nào.

Cùng với đó, các nhà làm thương mại, các nhà phát triển năng lượng mặt trời, điện áp mái cũng cần phải có tầm nhìn, đưa ra các khả năng an toàn trong lắp đặt và sử dụng, để đem lại hiệu quả cho người dung. Cùng với đó, các cơ quan quản lý cũng cần tính đến phương án đưa phần điện dư thừa lên hệ thống lưới điện để tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp thực hiện lắp đặt năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, từ đó tạo ra nguồn thu đóng góp vào việc giảm chi phí giá thành, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của doanh nghiệp.

“Để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện, thì cần có các cơ chế cụ thể để thu hút việc đầu tư, đảm bảo hài hòa lợi ích cho các doanh nghiệp. Còn các nhà phát triển điện mái, điện mặt trời, cần tính đến phương án xử lý nhanh khi lắp đặt, sử dụng… khi bước vào luật chơi toàn cầu, với các yếu tố đã đề ra thì phát triển xanh là yếu tố then chốt để đem đến sự phát triển bền vững”, ông Giang bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • NĂNG LƯỢNG XANH CHO DOANH NGHIỆP: Chìa khóa chuyển đổi năng lượng

    NĂNG LƯỢNG XANH CHO DOANH NGHIỆP: Chìa khóa chuyển đổi năng lượng

    14:31, 17/05/2023

  • [TRỰC TUYẾN] NĂNG LƯỢNG XANH CHO DOANH NGHIỆP: Tính cấp thiết và vấn đề đặt ra trong thực tiễn

    [TRỰC TUYẾN] NĂNG LƯỢNG XANH CHO DOANH NGHIỆP: Tính cấp thiết và vấn đề đặt ra trong thực tiễn

    14:26, 17/05/2023

  • NĂNG LƯỢNG XANH CHO DOANH NGHIỆP: Cần gói giải pháp tổng thể

    NĂNG LƯỢNG XANH CHO DOANH NGHIỆP: Cần gói giải pháp tổng thể

    14:20, 17/05/2023

  • [TRỰC TIẾP] Tọa đàm

    [TRỰC TIẾP] Tọa đàm "Năng lượng xanh cho doanh nghiệp: Tính cấp thiết và vấn đề đặt ra trong thực tiễn"

    13:50, 17/05/2023

  • Đầu tư vào năng lượng xanh: “Chìa khoá” cải thiện chất lượng không khí

    Đầu tư vào năng lượng xanh: “Chìa khoá” cải thiện chất lượng không khí

    04:45, 16/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
NĂNG LƯỢNG XANH CHO DOANH NGHIỆP: Điều kiện tất yếu cho phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO