Năng suất Việt Nam thấp do "thiên lệch" thâm dụng lao động

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù Việt Nam đã mở rộng sản xuất về chế biến, chế tạo nhưng lại bị thiên lệch về thâm dụng lao động mà không chú ý đến vấn đề năng suất.

>>Cần nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực

PGS. TS Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, chuyên gia Tổ chức Năng suất châu Á (APO) chia sẻ với DĐDN bên lề Diễn đàn Năng suất quốc gia năm 2023 vừa diễn ra gần đây.

PGS. TS Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore.

PGS. TS Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore.

-Theo ông chúng ta nên đầu tư vào khâu nào để năng suất đạt hiệu quả tốt hơn trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay?

Yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động, trước hết phải có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của năng suất. Có 3 yếu tố liên quan đến nhận thức về năng suất lao động.

Thứ nhất, đây là vấn đề “sống còn”, nếu không có năng suất chúng ta sẽ không có sự cạnh tranh và không thể phát triển.

Thứ hai, có năng suất thì thu nhập mới tăng lên và có mức tiền lương cao.

Thứ ba, có năng suất thì chúng ta mới chuẩn bị được cho thế hệ tương lai có được một điều kiện tốt hơn. Nếu không chú trọng năng suất thì sẽ không đi được xa.

Đầu tư vào năng suất không chỉ là câu chuyện của doanh nghiệp, mà là vấn đề của cả hệ thống. Từng doanh nghiệp đều phải lo đến năng suất, nhưng đồng thời từng địa phương, Chính phủ và cả nền kinh tế cũng phải suy nghĩ đến năng suất.

Ví dụ, ở cấp độ vĩ mô thì năng suất thể chế sẽ như thế nào để người dân không bị mất thời gian mà chỉ tập trung vào năng suất, thay vì phải lo lắng vào những thủ tục rườm rà. Các địa phương có hệ thống giao thông công cộng tốt thay vì bị ùn tắc quá nhiều khi tham gia giao thông như hiện nay.

Nhưng, quan trọng hơn hết vẫn là tự doanh nghiệp phải ý thức về năng suất. Việc đầu tư năng suất như thế nào Chính phủ sẽ có hỗ trợ từ kinh nghiệm quốc tế, như đổi mới sáng tạo, đổi mới quản lý, đào tạo người lao động để nâng cao năng suất lao động.

Đặc biệt, khi hội nhập sâu với thế giới, hiểu rõ được những kinh nghiệm hay của thế giới, thì bản thân chúng ta đã tự nâng cao năng suất của chính mình. Vì, lúc này có thể tự biết được sản phẩm nào hiệu quả hơn, xanh hơn, tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu cao hơn, đỡ tốn phí hơn…

Khi đó, doanh nghiệp phải tự nhận thức việc mình phải “đứng trên vai người khổng lồ”. Như vậy, đầu tư năng suất hiệu quả nhất là đầu tư về tầm nhìn và quản lý của người lãnh đạo.

Ở các nước Chính phủ thường hỗ trợ cho người đứng đầu doanh nghiệp tham dự các khoá học về kinh nghiệm từ thế giới. bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ được nhận vay vốn, thiết bị hay đào tạo lao động… tỉ lệ hỗ trợ tuỳ thuộc vào tính cấp bách.

Nhưng, quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải biết được năng suất của mình đang ở đâu? Khả năng tăng lên như thế nào? Khi đó, mọi sáng kiến của người lao động và người lãnh đạo đều sẽ được trân trọng để thúc đẩy năng suất đi lên.

>>Cần giải pháp tổng thể cho bài toán năng suất lao động nhiều năm không "về đích"

>>Thay vì đối đầu, AI được tận dụng gia tăng năng suất lao động

-Ông có nhấn mạnh đến việc đầu tư vào năng suất là khoản đầu tư lâu dài và phải có cả một chiến lược dài hạn. Vậy, chúng ta cần phải có những bước đi cụ thể nào để đầu tư năng suất đạt hiệu quả cao nhất, thưa ông?

Như kinh nghiệm quốc tế, trước tiên phải có chiến lược năng suất. Tức là, các cơ quan ban ngành “ngồi bàn” với doanh nghiệp và các học giả, chuyên gia quốc tế để thấy rằng năng suất của Việt Nam đang ở đâu?

Đâu là điểm nghẽn? Đâu là hướng đi để khi đầu tư một đồng nhưng thấy được có sự đột phá, tạo sự hào hứng cho người dân, chứ không phải đầu tư theo kiểu “sách vở”.

Do đó, để đầu tư năng suất hiệu quả thì cần có cuộc thi đua về năng suất cho các ngành và các địa phương. Vì đây là sáng tạo nên cũng không thể định trước nên làm cái gì, ngành nào, ra sao… một cách từ trên xuống dưới.

-Lâu nay chúng ta vẫn hay nói năng suất của Việt Nam thường rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo ông, lý do có phải do chúng ta chưa giải quyết đúng vấn đề trong cải tiến năng suất?

Nói về năng suất của Việt Nam, chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan. Việt Nam là một nước nông nghiệp, trước những năm 1980 nông nghiệp chiếm trên 80%.

Nhờ sự đổi thay rất mạnh mẽ của hội nhập quốc tế, đến nay chúng ta chỉ còn khoảng trên 36% là nông nghiệp, nhưng khu vực nông nghiệp năng suất cũng vẫn còn rất thấp.

Mặc dù Việt Nam đã mở rộng sản xuất về chế biến, chế tạo nhưng lại bị thiên lệch về thâm dụng lao động. Cho nên, dù mở rộng rất nhanh nhưng lại không chú ý đến vấn đề năng suất.

Ví dụ, khi ngành may mặc phải “đương đầu” với giá thành cao ở đô thị thì lại chuyển về các vùng xa xôi. Dù giảm được giá nhân công cao ở đô thị và tồn tại thêm được một quãng thời gian, nhưng năng suất vẫn không tăng lên. Đây chính là vấn đề chiến lược ngành.

Điều quan trọng, đó là cơ chế “yểm trợ” khuyến khích và thúc đẩy năng suất của Việt Nam cũng vẫn còn hạn chế, chúng ta chưa có cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm về vấn đề này để tham khảo tối đa những kinh nghiệm thế giới.

-Trân trọng cảm ơn ông!

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Năng suất Việt Nam thấp do "thiên lệch" thâm dụng lao động tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714866319 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714866319 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10