Bộ KHCN đang xúc tiến phối hợp các các Bộ, Ban, ngành và các địa phương trên cả nước đẩy các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đi tới giai đoạn hội nhập.
Sau 7 năm triển khai Đề án 844, quy mô hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia chiếu theo thang đánh giá về hệ sinh thái có 4 giai đoạn – Kích hoạt (Activation), Toàn cầu hóa (Globalization), Thu hút (Attraction) và Hội nhập (Integration) thì Việt Nam đã trải qua 03 giai đoạn.
Giai đoạn kích hoạt (2013-2016), Chính phủ Việt Nam bước đầu tập trung hình thành hành lang pháp lý về phát triển thị trường KH&CN, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thế hệ các doanh nghiệp mới, giàu sức sáng tạo phát triển, đồng thời, triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo các nước phát triển. Đây cũng là giai đoạn Việt Nam đào tạo ra các thế hạt giống hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ban đầu, điển hình thông qua sự hỗ trợ từ Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP2).
Năm 2016, từ kết quả trên Bộ KH&CN trình TTg-Chính phủ ban hành Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đến năm 2025” để phát triển hệ sinh thái rộng và đồng đều theo các cấu phần của hệ sinh thái KN ĐMST. Kết quả của việc này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 844/Qđ-TTg ngày 18/5/2016.
Nhìn chung giai đoạn này, Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về cả số lượng và chất lượng của các cơ sở ươm tạo và thúc đẩy kinh doanh khi hiện nay có khoảng 1.800 DNKN, 21 cơ sở ươm tạo và bảy tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Trong giai đoạn này đã có nhiều các quỹ nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam.
Giai đoạn toàn cầu hóa (2017-2020), Chính phủ đã thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ tài chính, thông qua Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp nhanh, cung cấp vốn rủi ro cho các doanh nghiệp mới thành lập; lực lượng các chủ thể trong hệ sinh tham gia đã đông đảo hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, cũng có những chương trình hỗ trợ tập trung vào từng mức độ phát triển khác nhau của các startup – có chương trình tập trung vào hỗ trợ startup ở giai đoạn đưa từ ý tưởng thành sản phẩm mẫu, nhưng cũng có chương trình tập trung vào giai đoạn từ phát triển sản phẩm mẫu đến việc bán sản phẩm ra thị trường, hoặc giai đoạn mở rộng ra toàn cầu.
Giai đoạn thu hút (2021-2023), là giai đoạn đang trong đà phát triển của giai đoạn trước đi lên để phát triển hệ sinh thái KN ĐMST một cách mạnh mẽ, nhưng hệ sinh thái có bước chững lại vì ảnh hưởng của COVID-19. Song với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của các nhà sáng lập, các doanh nghiệp và sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở nước ta đã có những bước hồi phục ấn tượng. Năm 2021 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì dịch COVID-19 nhưng cũng là năm kỷ lục của đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam với tổng số tiền đầu tư đạt 1,4 tỷ USD.
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến nay đã hình thành và bao gồm đầy đủ các thành phần quan trọng: các cá nhân, tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, vườn ươm, công viên nghiên cứu, trường đại học, mạng lưới các huấn luyện viên/tư vấn, các cơ sở hỗ trợ nghiên cứu và khởi nghiệp tại các trường đại học, viện nghiên cứu…Các thành tố trong hệ sinh thái ngày càng có những liên kết khăng khít, tương tác và hỗ trợ nhau để thúc đẩy tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo và sự thịnh vượng của nền kinh tế.
Với lực lượng lao động dồi dào, hạ tầng công nghệ ngày càng được đầu tư và phát triển cùng với sự dẫn dắt của Bộ Khoa học và Công nghệ, vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam ngày càng được cải thiện trên trường quốc tế... Theo Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) mới công bố vào tháng 10 năm 2023, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào ĐMST tăng 2 bậc so với năm 2022, từ vị trí 48 lên 46 trên 132 quốc gia xếp hạng.
Việt Nam duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp, chỉ sau Ấn Độ. Chỉ số xếp hạng của bảng xếp hạng các hệ sinh thái khởi nghiệp trên toàn cầu StartupBlink năm 2023 cũng cho thấy, hệ sinh thái của các thành phố của Việt Nam như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có những bước cải thiện, tiếp tục tăng trưởng, đưa Việt Nam xếp hạng thứ 58 trên thế giới.
Sau thời kỳ COVID-19, thu hút vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đã dần tăng trưởng trở lại, với 634 triệu đô-la Mỹ năm 2022, và đạt 413 triệu đô-la Mỹ trong nửa đầu năm 2023. Trình độ phát triển tương quan giữa hai khu vực cần được rút ngắn để đạt được sự cân bằng trong cả nước. Hệ sinh thái ở các địa phương khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Dương… đang có tiềm năng phát triển lớn, cần được chú trọng với mục tiêu nâng cao số lượng, chất lượng khởi nghiệp sáng tạo, cải thiện môi trường kinh doanh. Theo StartupBlink, Việt Nam hoàn toàn có khả năng vươn lên vượt Thái Lan, trở thành hệ sinh thái đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, với đà tăng trưởng hiện nay.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đã trải qua 03 giai đoạn, sau khoảng thời gian phục hồi hậu đại dịch COVID-19, hiện nay hệ Bộ KHCN đơn vị chủ trì về khởi nghiệp ĐMST phối hợp các các Bộ, Ban, ngành và các địa phương trên cả nước đẩy các hoạt động khởi nghiệp ĐMST Việt Nam đi tới giai đoạn hội nhập.
Có thể bạn quan tâm