Nên bỏ quy định sau 01 năm mới cho nhận BHXH một lần

GIA NGUYỄN 03/05/2023 03:00

Góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất, nên bỏ quy định sau một năm mới cho nhận BHXH một lần, bởi quy định này không phù hợp...

>> Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Băn khoăn việc giảm năm đóng BHXH

Theo đó, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung 5 nhóm chính sách, được chi tiết hóa thành 18 nội dung lớn với nhiều điểm mới quan trọng. Bên cạnh những điểm nổi bật được dư luận đặc biệt quan tâm thời gian qua như: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần chỉ được 50% (phần còn lại được bảo lưu); Đề xuất giảm năm đóng BHXH từ 20 năm xuống 15 năm; Đề xuất tính 70% tiền lương đóng BHXH;... thì quy định về thời gian nhận BHXH một lần là sau 12 tháng nghỉ việc cũng là vấn đề thu hút sự chú ý của người lao động và các chuyên gia.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung 5 nhóm chính sách, được chi tiết hóa thành 18 nội dung lớn với nhiều điểm mới quan trọng - Ảnh minh họa: ITN

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung 5 nhóm chính sách, được chi tiết hóa thành 18 nội dung lớn với nhiều điểm mới quan trọng - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) mới nhất, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục giữ quy định thời gian nhận BHXH một lần là sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện mới được hưởng một lần.

Tuy nhiên, góp ý Dự thảo Luật (sửa đổi), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất, nên bỏ quy định sau 01 năm mới cho nhận BHXH một lần và đề xuất giảm điều kiện hưởng một lần xuống mức 3 tháng, bởi quy định này không phù hợp với mục đích và bản chất của BHXH một lần.

Trước đề xuất, góp ý đã nêu, không ít ý kiến còn tỏ ra băn khoăn, bởi mục tiêu được đề ra khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội lần này là để hạn chế rút BHXH một lần, khuyến khích những người lao động ở lại hệ thống BHXH để hết tuổi lao động sẽ có lương hưu.

Việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giảm điều kiện hưởng một lần xuống mức 3 tháng liệu có vô tình làm gia tăng hoạt động nhận BHXH một lần? Nhiều năm qua, BHXH một lần đã được mổ xẻ, phân tích nhưng đến nay vẫn là vấn đề chưa có giải pháp phù hợp. Do vậy, việc đề xuất liên quan đến BHXH một lần cần cân nhắc kỹ lưỡng.

>> Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Cần nghiên cứu kỹ lưỡng mức đóng BHXH

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất, nên bỏ quy định sau 01 năm mới cho nhận BHXH một lần và đề xuất giảm điều kiện hưởng một lần xuống mức 3 tháng - Ảnh minh họa: ITN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất, nên bỏ quy định sau 01 năm mới cho nhận BHXH một lần và đề xuất giảm điều kiện hưởng một lần xuống mức 3 tháng - Ảnh minh họa: ITN

Xoay quanh vấn đề đã nêu, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách, Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, từ thực tiễn trong điều kiện hầu hết người lao động ở ta có thu nhập thấp, khi mất việc làm, họ cũng không còn khoản thu nhập nào để đảm bảo cuộc sống trước mắt nên buộc phải nhận BHXH một lần.

Tuy nhiên, quy định hiện hành phải sau 12 tháng mới có thể rút BHXH một lần, chính vì vậy đã có những trường hợp người lao động phải tìm mọi cách để ứng phó trước hoàn cảnh như tìm đến tín dụng đen, bán sổ BHXH…

“Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, để thực hiện đúng ý nghĩa và tinh thần của BHXH một lần cần phải giảm thời gian được nhận chế độ”, ông Quảng chia sẻ.

Theo vị chuyên gia này, nhiều lao động chọn rút BHXH một lần là do họ vẫn chưa thực sự tin tưởng vào chính sách BHXH. Vì vậy, nếu chúng ta sửa Luật Bảo hiểm xã hội thì phải tạo được độ tin tưởng nhiều hơn vào chính sách BHXH. Đồng thời, cần xây dựng chính sách BHXH linh hoạt hơn thì sẽ thu hút được thêm người lao động tham gia vào hệ thống.

“Làm được việc này, những người đang tham gia sẽ cân nhắc kỹ việc lựa chọn ở lại hệ thống để được hưởng quyền lợi lâu dài chứ không rút BHXH một lần”, ông Quảng bày tỏ.

Đánh giá về đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng Phòng Truyền thông và phát triển đối tượng BHXH TP. Hà Nội cho biết, đề xuất là 3 tháng nhưng với điều kiện các chế độ phải được linh hoạt với nhau.

Ví dụ, trong việc sửa đổi luật lần này có quy định giảm năm đóng BHXH xuống 15 năm là sẽ được hưởng lương hưu. Những trường hợp bất khả kháng, có nhu cầu thì chúng ta không thể làm gì khác được. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp có thể cố gắng và duy trì. Bởi, những điều kiện để hưởng lương hưu của họ đã rất gần. Trong quy định của Luật Bảo hiểm xã hội cũng có quy định về việc đóng một lần cho những năm còn thiếu.

“Nếu người lao động đã tham gia đủ 10 năm, họ hoàn toàn có thể đóng một lần tối đa đến 10 năm nữa để hưởng lương hưu (nếu như đủ điều kiện về tuổi đời). Do vậy theo tôi, với mức đề xuất 3 tháng sau nghỉ việc để rút BHXH một lần sẽ giải quyết được nhu cầu của những trường hợp người lao động đang quá cấp thiết. Đồng thời, đề xuất này sẽ ngăn chặn tình trạng người lao động bị ảnh hưởng đến quyền lợi do mua bán sổ BHXH”, bà Minh Châu đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Băn khoăn việc giảm năm đóng BHXH

    Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Băn khoăn việc giảm năm đóng BHXH

    04:00, 02/05/2023

  • Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Cần nghiên cứu kỹ lưỡng mức đóng BHXH

    Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Cần nghiên cứu kỹ lưỡng mức đóng BHXH

    04:00, 01/05/2023

  • Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Băn khoăn quy định về rút BHXH một lần

    Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Băn khoăn quy định về rút BHXH một lần

    04:00, 30/04/2023

  • Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Cần mang tính ổn định, đồng bộ

    Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Cần mang tính ổn định, đồng bộ

    04:00, 29/04/2023

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt Hiệp định giữa Việt Nam và Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt Hiệp định giữa Việt Nam và Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội

    20:00, 25/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nên bỏ quy định sau 01 năm mới cho nhận BHXH một lần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO