Ứng dụng Cohota, tên gọi tắt của cổng học tập ra đời với mục đích giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống và lan toả tri thức ở các nước đang phát triển.
Ứng dụng Cohota, tên gọi tắt của cổng học tập, là platform E-learning ra đời từ năm 2017 nhằm giúp các giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống và lan toả tri thức ở các nước đang phát triển.
Thái Chương là nhà sáng lập Cohota đã có thời gian học tập tại Hàn Quốc và phục vụ trong tổ chức phi chính phủ hoạt động ở các nước Châu Á và Châu Phi. Anh cũng đã và đang tham gia tích cực vào hoạt động khởi nghiệp trong nước. Chương hiện đang điều hành Cohota và cũng là Mentor cho nhiều dự án khởi nghiệp có tiếng khác.
Dự án bắt đầu tại Việt Nam, nhưng chạy thử nghiệm lần đầu tiên tại Hàn Quốc với những giáo viên đầu tiên là tại Indonesia. Chúng mình đã được hệ sinh thái khởi nghiệp của Hàn Quốc hỗ trợ rất nhiều. Khi sản phẩm và các hệ thống chăm sóc dịch vụ chưa được xây dựng hoàn chỉnh nên chúng tôi đã để tiếng Anh một thời gian dài. Đó cũng là cơ hội mà chúng tôi lại có đầu mối khác ở Nigeria và Congo. tiếng Việt đã được khởi động khoảng 3 tháng gần đây và chúng mình vẫn nổ lực để giúp cho sản phẩm gần hơn với người Việt thông qua rất nhiều cải tiến với ngữ cảnh tại Việt Nam.
Giải pháp được sử dụng ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung học, trung tâm đào tạo... Theo nhà sáng lập Thái Chương chia sẻ, trung tâm là mảng yếu thế nhất trong hệ thống các cơ sở giáo dục nhưng với sự hỗ trợ của Cohota, các trung tâm đã tìm được mô hình mới, thay đổi phương pháp giảng dạy trên online, tạo môi trường cho học viên thuyết trình. Đồng thời Đại học Quốc gia đang áp dụng mô hình này trong giảng dạy. Đại học Sư phạm Đà Nẵng cũng là một trong những khách hàng của Cohota. Hệ thống dịch Vụ Cohota ngoài việc cung cấp dịch vụ trực tiếp, còn tạo điều kiện cho các đơn vị công nghệ giáo dục (Edtech) khác cung cấp dịch vụ vào trong hệ thống Cohota để gia tăng tính năng, nội dung học liệu nhằm nâng cao khả năng giúp đỡ giáo viên trong thiết kế kế hoạch giảng dạy trực tuyến.
Ngoài ra, ứng dụng Cohota đi sâu vào phương pháp giáo dục, giúp người học chủ động hơn, giúp giáo viên tự do thể hiện phương pháp giảng dạy (theo nhóm, dự án…), đa dạng nguồn tài liệu, tích hợp các công cụ theo dõi việc dạy và học. Nhà sáng lập Chương cho biết thêm, giải pháp này đang được sử dụng ở nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm đào tạo... như Trường cao đẳng An ninh mạng iSpace, Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Sư phạm Đà Nẵng… Với sự hỗ trợ của Cohota, các trung tâm đã tìm được mô hình mới, thay đổi phương pháp giảng dạy online, tạo môi trường cho học viên tương tác, tự tin thuyết trình qua các công cụ trực tuyến.
Cohota có 4 thành phần quan trọng: hệ thống quản lý học tập, trung tâm lưu trữ dữ liệu (gồm hành vi của người dạy và người học), giao diện linh hoạt và ứng dụng tiện ích mở rộng.
Hoạt động theo mô hình thuê bao, trong năm 2020, Cohota ghi nhận doanh thu trên 100.000 USD từ các khách hàng trả phí định kỳ hàng tháng hoặc cả năm. Startup này đang trong quá trình gọi vốn 1,5 triệu USD sau khi nhận khoản đầu tư 80.000 USD từ Trung tâm Dữ liệu (Đại học Quốc gia TP.HCM) và 10.000 USD từ Công ty TNHH T&H.
Số tiền này được kỳ vọng sẽ giúp 5% trường đại học tại Việt Nam chuyển dịch lên “đám mây” (cloud) và khoảng 30% doanh nghiệp chuyên cung cấp các công cụ hỗ trợ giảng dạy, đặc biệt là trước xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.
Cohota được đánh giá có lợi thế kết nối với trường đại học, nhưng trong bối cảnh hiện tại, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ giáo dục đang rất cao, vì đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường, hàng loạt trường học phải triển khai dạy học trực tuyến.
CEO Cohota cho biết, kế hoạch trong năm 2021, Cohota sẽ hợp tác với Trung tâm Dữ liệu (Đại học Quốc gia TP.HCM) để đầu tư hoàn thiện hạ tầng, với tổng giá trị lên đến 200 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm