Với ngân sách quốc phòng 62 tỷ USD và nắm giữ nhiều lợi thế vũ khí, nhưng Nga vẫn chật vật đạt được mục tiêu trong chiến sự Nga- Ukraine, đặc biệt trong chiến sự Donbass.
>>Chiếm Severodonetsk, Nga sẽ tiến quân về hướng nào?
Sau khi không đạt được mục tiêu khi tiến vào Kiev, Nga đã quay sang tấn công vùng Donbass. Qua nhiều ngày chiến sự, các thành phố Sievierodonetsk và Lysychansk của Ukraine ở Lugansk ngày càng bị bao vây. Nếu viện trợ của Mỹ và phương Tây không được tăng cường trong những ngày tới, hai thành phố này sẽ có nguy cơ bị Nga kiểm soát, qua đó tạo bàn đạp cho Nga tiến tới chiếm toàn bộ Donbass. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chiếm trọn vùng Donbass không phải là mục tiêu dễ dàng của Nga.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh chiến sự Nga- Ukraine, Nga đã và đang tiếp tục nắm giữ ưu thế vượt trội về quân số và hệ thống vũ khí, nhưng Ukraine lại nắm ưu thế về các yếu tố khác, đặc biệt là tinh thần yêu nước và sự viện trợ vũ khí rất tích cực từ Mỹ và phương Tây.
Dù Ukraine đang gặp nhiều bất lợi trong chiến sự, nhưng quốc gia này vẫn kỳ vọng giành chiến thắng nếu Mỹ và phương Tây viện trợ vũ khí kịp thời cho Ukraine. Điều mà Ukraine mong đợi nhất trong lúc này không phải là chiến thắng vang dội như Mỹ và phương Tây kỳ vọng, mà là một chiến thắng góp phần đẩy lùi Nga khỏi bờ Tây sông Dnepr, thiết lập các vành đai phòng thủ.
Tất nhiên, cũng có một kịch bản “chiến thắng lớn” của Ukraine với chiến sự Nga- Ukraine kết thúc hoàn toàn theo điều kiện của Ukraine. Tuy nhiên, điều này dường như ít có khả năng xảy ra hơn vì chắc chắn Nga sẽ giữ vững Crimea, biểu tượng sự trở lại vị thế cường quốc của Nga khi Liên Xô tan rã.
Theo các chuyên gia tình báo Nga Andrei Soldatov và Irina Borogan, những người theo đường lối cứng rắn của Điện Kremlin không chấp nhận bất kỳ thất bại nào ở Ukraine. Chẳng hạn, một chiến thắng của Ukraine trong mùa thu năm nay có thể được nối tiếp bởi một cuộc chiến khác của Nga ở Ukraine vào năm 2023. Tổng thống Putin sẽ không dễ dàng buông tha Ukraine ngay cả khi Nga thất bại trong chiến sự hiện nay ở Ukraine, và sẽ không để đất nước này hoàn toàn gia nhập với phương Tây.
Theo ông James Lansdale, chuyên gia phân tích của BBC nhận định: "Nga có thể triển khai lực lượng đến những khu vực khác, thậm chí có thể nhắm vào Kiev một lần nữa. Nga vẫn có kế hoạch giành quyền kiểm soát thủ đô Kiev dù gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ phía Ukraine".
Trải qua hơn 100 ngày chiến sự Nga- Ukraine, dù Nga đã chiếm được một số thành phố của Ukraine, nhưng cũng thiệt hại lớn về người và của. Nhiều người đặt câu hỏi diễn biến cuộc xung đột này sẽ ra sao, đặc biệt trong bối cảnh đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine đang bị đình trệ?. Ông Mark Cancian, chuyên gia thuộc Viện chính sách CSIS Mỹ cho rằng, chiến sự Nga- Ukraine sẽ còn kéo dài khi không bên nào chấp nhận thỏa hiệp hoặc nhượng bộ.
>>Ai đang giải “cơn khát” vũ khí cho Ukraine?
Trong khi đó, để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga, Ukraine cần được trang bị nhiều vũ khí hơn bao giờ hết. Điều này đã và đang được Mỹ và phương Tây đáp ứng, nhưng có phần chậm trễ theo phản ánh của phía Ukraine. Thậm chí, một số nguồn tin cho biết do hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, nên số lượng vũ khí của một số quốc gia Châu Âu đã giảm xuống mức báo động. Do đó, việc viện trợ vũ khí của phương Tây cho Ukraine có thể sẽ gặp khó khăn nếu chiến sự Nga- Ukraine kéo dài.
Dù trước mắt Ukraine khó đảo ngược chiến sự để giành chiến thắng, nhưng nếu nước này giành chiến thắng ở một số thành phố đã bị Nga chiếm đóng với sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây, có thể dẫn tới việc Nga mở rộng quy mô chiến sự ở Ukraine, thậm chí là mối đe dọa hạt nhân từ Nga.
Bởi vậy, các chuyên gia cho rằng Ukraine sẽ phải chuẩn bị cho nhiều năm xung đột với Nga, thậm chí sẽ phải "đánh đổi" một phần lãnh thổ để lấy hòa bình, trong khi Tổng thống Putin sẽ tiếp tục gây sức ép cho Ukraine và thăm dò các "lỗ hổng" của phương Tây để đáp trả các lệnh trừng phạt.
Có thể bạn quan tâm