Ngăn chặn quảng cáo “tín dụng đen”: Cần nâng mức xử phạt để răn đe

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 28/10/2023 02:16

Mặc dù ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, song, vấn nạn dán quảng cáo tín dụng đen trái phép không những không thuyên giảm, mà còn có chiều hướng gia tăng.

>>“Nhức nhối” tín dụng đen: Vì sao càng bắt lại "mọc" lên càng nhiều?

Đáng nói, nguyên nhân dẫn đến vấn nạn quảng cáo tín dụng đen xuất phát từ những lỗ hổng pháp lý, luật chưa nghiêm, hoặc chế tài không đủ mạnh để răn đe, hay còn có những nguyên nhân chủ quan khác xuất phát từ ngành chức năng chưa xử lý quyết liệt? Đó là những câu hỏi của cử tri và giới luật gia được đặt ra khi được hỏi về vấn nạn trên.

Mặc dù ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, song, vấn nạn dán quảng cáo tín dụng đen trái phép không những không thuyên giảm, mà còn có chiều hướng gia tăng.

Mặc dù ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, song, vấn nạn dán quảng cáo tín dụng đen trái phép không những không thuyên giảm, mà còn có chiều hướng gia tăng.

Ghi nhận của phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp tại địa bàn phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM cho thấy: Với quyết tâm xây dựng trở thành phường có khu dân cư xanh, sạch, đẹp, mỗi ngày, nơi đây có hơn 90 người của Tổ tự quản môi trường chia thành nhiều nhóm, thường xuyên tháo gỡ tờ rơi quảng cáo như thế này. Tuy nhiên chỉ sau một đêm, tình trạng dán quảng cáo trái phép lại xuất hiện trở lại.

Theo ông Nguyễn Phi Đạt Phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM, cho biết: “thực trạng dán quảng cáo trên tường nhà dân tại khu vực khá phổ biến vì không tốn tiền dịch vụ nên họ thường xuyên làm. Có thể là sáng hôm nay chúng tôi phát hiện trên tuyến đường đó có dán quảng cáo chúng tôi tháo gỡ, rồi đến chiều, tối hoặc sáng mai lại có tiếp. Cái này thực ra mà nói chúng tôi rất vất vả”.

Ở góc độ quản lý, Ông Đỗ Thành Danh - Chủ tịch UBND phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM thì cho rằng: “việc xử lý các đối tượng trên mặc dù có chế tài, nhưng mức xử phạt vi phạm hành chánh là chưa đủ sức răn đe, nên các đối tượng tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm của mình. Mặt khác do chế tài xử lý chưa đủ mạnh và cũng vì lợi nhuận, vì thu nhập, vì việc làm nên các đối tượng trên tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”.

Theo số liệu thống kê, và tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã tổ chức hơn 300 đợt ra quân tương tự tại các quận huyện. Huy động trên 27.000 người tham gia bóc, xoá các sản phẩm quảng cáo trái phép. Ngoài ra, một số địa phương còn triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, trong đó có vận động nhân dân cùng nhiều tổ chức chính trị, xã hội tham gia.

>>Đẩy lùi tín dụng đen bằng tài chính tiêu dùng

Theo bà Lê Thị Ngọc Dung - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, TP.HCM, cho biết: “Quận Tân Bình cũng thường xuyên phát động phong trào trong nhân dân, trước cửa nhà mình, trong khuôn viên nhà, mỗi ngày khi thức dậy nếu thấy trước cửa nhà có dán các quảng cáo trái phép thì tự tháo gỡ, để cùng chung tay với lực lượng chức năng, dẹp quảng cáo trái phép”.

Về các giải pháp tuyên truyền, Trung uý Phan Đình Linh - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên, Công an TP.HCM, cho biết, hiện Đoàn Thanh niên, Công an TP.HCM phát động phong trào trong toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó có sự ký kết với các tổ chức chính trị, xã hội giữa lực lượng công an, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân… nhằm mục đích chung tay làm việc này cũng như phát động phong trào theo dõi, tố giác các loại tội phạm, các hành vi viết, vẽ, treo, dán quảng cáo tín dụng đen trái phép để cung cấp cho lực lượng công an, phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý”.

Như vậy, hiện nay, ngoài các giải pháp như kêu gọi người dân, các tổ chức tham gia phong trào, thì hành động quyết liệt nhất cũng chỉ giới hạn ở việc tháo, gỡ các tờ rơi quảng cáo dán trên tường, cột điện. Việc làm này cũng chỉ mới giải quyết được phần ngọn của vấn nạn. Trong khi, các đối tượng vẫn tìm mọi chiêu trò, thủ đoạn để đối phó với cơ quan chức năng.

Nhận định và nêu các giải pháp để xử lý vấn nạn trên, Luật sư Đỗ Trúc Lâm - Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng: Thứ nhất nguyên nhân dẫn đến các vấn nạn nêu trên và không thể xử lý triệt để xuất phát từ mức phạt còn thấp. Do đó, cần phải nâng cao mức chế tài lên, có thể xem xét theo những biện pháp hành chính như lao động công ích, hoặc xem xét hành vi huỷ hoại tài sản, cố ý làm hư hỏng tài sản.

Thứ 2, cần tăng cường công tác phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân, góp phần đảm bảo môi trường được văn minh, lịch sự. Thứ 3, cơ quan nhà nước cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm những người vi phạm”.

theo Nghị định 38, việc xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, có mức phạt từ 1-2 triệu đồng với cá nhân và gấp đôi với các tổ chức vi phạm.

Theo Nghị định 38, việc xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, có mức phạt từ 1-2 triệu đồng với cá nhân và gấp đôi với các tổ chức vi phạm.

Cũng theo Luật sư Lâm, theo Nghị định 38, việc xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, có mức phạt từ 1-2 triệu đồng với cá nhân và gấp đôi với các tổ chức vi phạm. Mức phạt này là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe để các đối tượng sợ không dám làm. Do đo, để giải quyết vấn nạn này, cần phải thay đổi mức phạt, hình thức phạt thì mới mong xử lý dứt điểm vấn nạn dán quảng cáo tín dụng đen trái phép như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Đẩy lùi tín dụng đen bằng tài chính tiêu dùng

    02:00, 29/04/2023

  • Nghệ An “tăng nhiệt” ngăn chặn tín dụng đen

    00:30, 19/10/2023

  • TP.HCM: Trăn trở nạn dán tờ rơi, quảng cáo tín dụng đen trái phép

    04:26, 21/10/2023

  • “Nhức nhối” tín dụng đen: Vì sao càng bắt lại "mọc" lên càng nhiều?

    13:30, 01/06/2023

  • Nỗi lo biến tướng tín dụng đen

    00:30, 20/02/2023

  • Vì sao “tín dụng đen” còn đất sống?

    03:40, 16/02/2023

  • Nhận quả đắng từ tín dụng đen, startup vay ngang hàng Việt dìu nhau tránh thị trường đổ vỡ

    00:29, 02/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngăn chặn quảng cáo “tín dụng đen”: Cần nâng mức xử phạt để răn đe
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO