Ngân hàng phân bổ vốn ra sao sau nới room tín dụng?

Diendandoanhnghiep.vn Phần room tín dụng còn lại hơn 4%, trong tổng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, sau bao mong đợi đã được NHNN điều chỉnh và phân bổ tới các nhà băng.

Vietcombank không nằm trong nhóm được phân bổ tỷ lệ hạn mức cao trong đợt này, song sẽ là ngân hàng có tổng chỉ tiêu tăng trưởng 17,7%. Cùng với các ngân hàng nhóm Big 4, thị phần tín dụng lớn, thêm hạn mức tín dụng được phân bổ cho nhóm này là thêm kỳ vọng nguồn vốn giải ngân rộng rãi hơn. Ảnh: Quốc Tuấn

>>> NHNN đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022

Theo thông tin ban đầu, có hơn 10 TCTD được phân bổ room tín dụng còn lại trong đợt này. Tỷ lệ phân bổ dao động ở mức thấp nhất 0,7% và cao nhất 4%. Một số ngân hàng nhận room với tỷ lệ bất ngờ ngoài dự đoán.

Sự khác biệt về tỷ lệ hạn mức tín dụng còn lại mà các TCTD nhận được, thậm chí nhiều TCTD đã có đề nghị nhưng chưa được xét, cho thấy NHNN đã xem xét phân bổ dựa trên nhiều tiêu chí, cơ sở khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là với hơn 4% chỉ tiêu còn lại của toàn hệ thống, tương đương hơn 400.000 tỷ đồng theo hạn mức phân bổ mới, sẽ thực sự sớm được bơm vào nền kinh tế?

Ghi nhận ban đầu, sau 2 ngày kể từ 7/8, nhiều doanh nghiệp cho biết đã được giải ngân hồ sơ vay chi lương, tuy tỷ lệ không cao. Một số khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp trước nay bị “gác” lại do ngân hàng không còn room tín dụng, cũng đã được mở hồ sơ phê duyệt.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn lo ngại do hạn mức tín dụng còn lại hẹp, chưa kịp được phê duyệt vay thì... room đã cạn, hoặc các ngân hàng lại đang phải gánh trách nhiệm giải ngân gói vốn cấp bù lãi suất 2%, nên cả bên cho vay và bên vay đều cũng sẽ có nguy cơ bị “kẹt vốn” tiếp tục nếu bên vay không thuộc đối tượng gói hỗ trợ cấp bù. 

>>> Linh hoạt hạn mức tín dụng

“Được biết, NHNN đã thúc đẩy các NHTM phải tăng tốc giải ngân gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2% ngay sau khi ra quyết định điều chỉnh hạn mức. Cũng chính vì vậy mà khi nghe được thông tin đã có room, kế toán công ty tôi đã lập tức liên hệ ngân hàng để hỏi về hồ sơ vay vẫn nằm cách đây hơn 2 tháng tại 1 ngân hàng. Phía ngân hàng trả lời là phải chờ tiếp để cân đối giải ngân giữa gói này và vốn không ưu tiên. Chúng tôi tự biết mình không đáp ứng được các tiêu chí của nhóm đối tượng hỗ trợ lãi suất 2%, chấp nhận vay lãi cao hơn nhưng cũng khó. Hy vọng là ngân hàng không... thoái thác nghĩa vụ giải ngân gói 2%, nhưng cũng không lấy đó làm lý do để từ chối doanh nghiệp”, ông Nguyễn Hữu, Tổng Giám đốc một Công ty TMDV chia sẻ/

“Thực tế trên cơ sở đối ứng thu chi, chúng tôi vẫn chi ra theo "công thức" thu nhiều thì cho vay lại nhiều nếu thu nợ về  nhiều trong mấy tháng vừa qua, nhưng cũng có những trường hợp, thời điểm phải phân bổ vốn theo hướng “booking” tùy thuộc nơi, khách hàng, lãi suất… Do đó cũng có nhiều chi nhánh thu về nhưng chưa hẳn đã được cho vay ra nên hồ sơ vay hiện dồn lại không ít. Gói cấp bù hỗ trợ lãi suất chúng tôi đã có đăng ký nhưng quy mô không chiếm tỷ trọng lớn. Chúng tôi đang xem xét để có kế hoạch phân bổ trúng mục tiêu, các lĩnh vực ưu tiên như chỉ đạo của NHNN, đồng thời ưu tiên cho các hồ sơ chất lượng từ khách hàng đã "xếp hàng" lâu”, Tổng Giám đốc một nhà băng vừa được phân bổ hạn mức mới, cho biết. 

Ông này cũng nói thêm là các nhà băng hiện đều đã lần lượt làm thủ tục “ra tiền” cho doanh nghiệp ngay khi được NHNN công bố thông tin hạn mức. Tuy nhiên mỗi ngân hàng một chiến lược khác nhau và chắc chắn cũng sẽ có sự thận trọng, không có chuyện “vốn ra ào ạt và sẽ nhanh cạn ngay” như có thông tin trên thị trường đang lo ngại.

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, đến ngày 26-8, tín dụng tăng 9,91% so với cuối năm 2021. Đây là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua.

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, đến ngày 26/8, tín dụng tăng 9,91% so với cuối năm 2021. Đây là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua. Để đáp ứng các bài toán đặt ra vừa kiểm soát lạm phát vừa hỗ trợ phục hồi, NHNN tiếp tục điều tiết lãi suất linh hoạt, đồng thời duy trì chỉ tiêu tín dụng định hướng hằng năm và điều chỉnh theo tình hình thực tiễn. Ảnh: DĐDN TV

Nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia tài chính Lê Ngọc Hoàn phân tích, trước khi phân bổ hạn mức tín dụng còn lại, số liệu của NHNN cho thấy gói cấp bù lãi suất giải ngân rất thấp, lãi suất hỗ trợ chỉ mới 1,02 tỷ đồng/ quy mô dự kiến lãi suất hỗ trợ của năm nay là 40.000 tỷ đồng; tương đương dư nợ chỉ đạt gần 4.000 tỷ đồng trên quy mô tín dụng có hỗ trợ lãi suất dự kiến khoảng 500 nghìn tỷ đồng. 

“Từ con số này để thấy với hạn mức tín dụng vừa được rà soát, phân bổ thì chỉ tiêu phân bổ còn lại cũng chỉ tương đương hoặc thấp hơn quy mô tín dụng dự kiến của gói hỗ trợ cấp bù tính theo năm (trên dưới 500 nghìn tỷ đồng cho 2022). Theo đó, trách nhiệm để giải ngân và hoàn thiện nhiệm vụ gói cấp của năm, nếu làm đầy đủ, với trách nhiệm dồn về quý cuối năm, thì có nghĩa ngân hàng có thể phải hạn chế một phần vốn cho nhóm không thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất. Lo lắng của doanh nghiệp về chuyện “kẹt vốn” nếu không thuộc đối tượng này mà cũng khó vay được vốn không ưu đãi, là có cơ sở”, ông Hoàn nói. 

Vị chuyên gia cho rằng vì vậy, chính sách thúc đẩy các NHTM ưu tiên giải ngân gói cấp bù lãi suất 2% là phù hợp và đáp ứng nhu cầu tiếp vốn có tính ưu đãi cần kíp của người dân, doanh nghiệp, nhưng cũng không nên chỉ dồn lực vào đặt mục tiêu để "hoàn thành" gói này, bỏ qua nhu cầu vốn của các đối tượng không được hỗ trợ. Phía ngân hàng thương mại cũng sẽ gặp khó nếu triển khai như vậy. Tương tự, chính sách vốn cho bất động sản đã được NHNN khẳng định kiểm soát chặt ở một vài phân khúc, dự án có tính rủi ro cao, người dân vay để đầu cơ... Nhưng không có nghĩa hạn chế tín dụng với bất động sản của chủ đầu tư uy tín, lành mạnh, dự án có giá trị, đáp ứng nhu cầu đầu tư, an cư.

"Hồ sơ vay mua nhà ở của người dân theo nhiều nhà băng cho biết đang... chồng chất. Làm sao để kiểm soát tỷ lệ dư nợ tín dụng bất động sản ở mức dưới 23% -ngưỡng mà lĩnh vực này hiện đã chạm tới, mà lại cũng đáp ứng nhu cầu vay phù hợp như vậy, hay vừa đẩy vốn hỗ trợ 2% như "ưu tiên 1", vừa đáp ứng nhu cầu vốn chung trong hạn mức hẹp, là bài toán rất khó hiện nay".

Một số ngân hàng ghi nhận được phân bổ hạn mức còn lại trong đợt này, gồm:

Vietcombank và MBB, 2 ngân hàng tham gia tái cơ cấu TCTD, thuộc một trong 3 chỉ tiêu cơ bản được xem xét để rà soát phân bổ vốn (2 chỉ tiêu còn lại là sức khỏe tài chính và yếu tố hỗ trợ các chương trình theo chính sách), nhận chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng điều chỉnh còn lại lần lượt 2,7% và 3,2%.

Cũng trong nhóm tham gia tái cơ cấu TCTD, HDBank với kế hoạch tái cơ cấu một TCTD thuộc diện kiểm soát đặc biệt, được nhận thêm room mới 3,4%.

Sacombank, ngân hàng đang trong giai đoạn đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu sau sáp nhập theo đề án, có chỉ tiêu room tín dụng mới thêm 4%. Sacombank là một trong nhữn ngân hàng đã ra soát và có thông tin “tạm dừng” cho vay bất động sản trong hệ thống ngay sau xảy ra vụ việc ở FLC. Khi đó lãnh đạo ngân hàng cũng khẳng định tỷ lệ tăng trưởng cho vay bất động sản đối với khách hàng cá nhân tại Sacombank đã nhiều nên ngân hàng nên không muốn cho vay bất động sản nữa mà tập trung cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hoàn toàn phù hợp với chỉ đạo của NHNN… Theo đó, Sacombank sẽ tổng tăng trưởng tín dụng 11% trong năm nay bao gồm room được cấp từ đầu năm.

OCB (3,1%), VIB (3%), Techcombank (2,7%) cũng là những ngân hàng ghi nhận được cấp thêm hạn mức mới tỷ lệ cao. Trong khi đó MSB ở nhóm được room đợt bổ sung vào cuối 2021 khá cao, nay nhận thêm 1,2% hạn mức mới. Và gần như trái ngược với đa số dự đoán, VPBank, ngân hàng top dẫn đầu hệ thống về quy mô vốn bao gồm cả lợi nhuận từ thu nhập bất thường (bán vốn cổ phần Fe Credit) trong năm 2021, chỉ có room được nới 0,7% - mức thấp nhất trong đợt phân bổ này. Cùng với đó là BID và CTG...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng phân bổ vốn ra sao sau nới room tín dụng? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713606950 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713606950 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10