Bộ Công Thương đã chủ động điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bảo vệ nền sản xuất nội địa trước áp lực thực thi các cam kết cắt giảm thuế quan theo lộ trình,...
>>Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán cứng chưa bị Mỹ áp thuế lẩn tránh phòng vệ thương mại
Với nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký kết và thực thi, việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại tại nhiều nước, khu vực thị trường xuất khẩu là điều các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt.
Còn nhiều thách thức
Nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng lợi thế cạnh tranh, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Thế nhưng, đây lại là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ về rào cản thương mại, nhất là rào cản phòng vệ thương mại.
Phòng vệ thương mại là công cụ hạn chế nhập khẩu được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các FTA cho phép các thành viên sử dụng trong điều kiện nhất định.
Do vậy, các nước có thể áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại khi chứng minh hàng hóa, nguyên liệu từ nước đang bị áp thuế được xuất khẩu, gia công thêm ở một nước thứ ba với giá trị gia tăng không đáng kể.
Tính đến hết quý I năm 2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 212 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Trong số đó, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chiếm 25 vụ và ngày càng có xu hướng gia tăng.
Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có FTA năm 2021 đều tăng trưởng trong bối cảnh dịch COVID-19.
Cụ thể như xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 15%, Liên minh châu Âu (EU) tăng 14%; Hàn Quốc tăng 15,8%, Ấn Độ tăng 21%, New Zealand tăng 42,5%... Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam năm 2021 đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020.
>>Hoa Kỳ gia hạn kết luận cuối cùng về phòng vệ thương mại với gỗ dán cứng
Cùng với tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng ngày càng thành thục hơn trong việc ứng phó với các vụ kiện phòng vệ từ nước ngoài tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra, áp dụng 25 vụ việc phòng vệ thương mại; trong đó, có 16 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 2 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Điều này cho thấy Việt Nam đã phát huy vai trò các biện pháp phòng vệ thương mại như một công cụ để bảo đảm môi trường thương mại công bằng nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực từ hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước.
Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp thuộc một số ngành như: đường mía, phân bón, sắt thép, sợi... đã cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh, thoát khỏi thua lỗ và từng bước ổn định sản xuất.
Tuy nhiên, để tránh hoàn toàn các vụ kiện phòng vệ thương mại là chuyện không thể, bởi phòng vệ thương mại luôn đi kèm với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì thế, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với đơn vị liên quan tăng cường năng lực cho doanh nghiệp về phòng vệ thương mại, hiểu rõ pháp lý thị trường nước ngoài. Điều này góp phần tăng trưởng xuất nhập khẩu, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trong nước.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán cứng chưa bị Mỹ áp thuế lẩn tránh phòng vệ thương mại
02:03, 24/08/2022
Liên tiếp "dính" kiện phòng vệ thương mại, doanh nghiệp thép gặp khó
06:12, 08/08/2022
Doanh nghiệp ứng phó ra sao với biện pháp phòng vệ thương mại?
01:00, 06/08/2022
Cần cải thiện năng lực ứng phó phòng vệ thương mại
04:00, 26/07/2022
Nguy cơ tủ gỗ xuất khẩu bị khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại
17:00, 07/05/2022