[COVID-19] Doanh nghiệp ngành gỗ - nội thất “ngấm đòn" vì thị trường hướng ngoại

Diendandoanhnghiep.vn Với việc những thị trường lớn nhất như Nhật Bản, châu Âu và Mỹ đang quay cuồng chống dịch COVID-19; ngành gỗ nội thất Việt Nam quả thật đang ở trong cơn bĩ cực.

Ngành chế biến gỗ và nội thất đã được Chính phủ xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với mục tiêu xuất khẩu 20 tỉ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hầu hết doanh nghiệp trong ngành không có đơn hàng mới trong năm 2020, nên buộc phải ngừng sản xuất và sa thải nhân công.

Chao đảo vì thị trường hướng ngoại

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đạt 10,3 tỷ USD, tăng 22% so với kim ngạch năm 2018 (năm 2017: 7,4 tỷ USD; 2018: 8,5 tỷ USD).

Năm nền kinh tế có kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam lớn nhất bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc.

Lâm nghiệp là một trong ba ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD trong năm 2019.

Lâm nghiệp là một trong ba ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD trong năm 2019.

Trong đó Mỹ có giá trị kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam năm 2019 đạt 5,1 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, chiếm khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ của Việt Nam trong cùng năm.

Kế đến là Nhật Bản, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào thị trường này đã vượt trên 1,3 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2018. Trung Quốc tiếp tục giữ vững vị trí thứ ba trong số các thị trường nhập khẩu hàng đầu của ngành gỗ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này năm 2019 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 227 triệu USD so với kim ngạch năm 2018.

EU 28 đứng thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu gỗ của Việt Nam với kim ngạch 864,6 triệu USD năm 2019, tăng 10% so với năm 2018. Hàn Quốc là thị trường đứng thứ 5 về kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam. Năm 2019, giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào Hàn Quốc đạt gần 802 triệu USD, giảm mạnh 15% so với kim ngạch năm 2018.

Xu hướng thay đổi kim ngạch tại các thị trường chính cho thấy tăng trưởng tại thị trường Mỹ rất mạnh, vượt xa so với các thị trường xuất khẩu khác. Kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản, Trung Quốc, EU 28 và Hàn Quốc duy trì mức cao, với 3 thị trường đầu có tốc độ tăng trưởng dương. Riêng Hàn Quốc có kim ngạch giảm. Các mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn bao gồm: đồ nội thất, dăm gỗ, ghế và các loại ván.

Đồ nội thất và bộ phận đồ nội thất tiếp tục là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu. Lượng xuất khẩu năm 2019 đạt trên 122 triệu chiếc với giá trị kim ngạch đạt 4,8 tỷ USD (năm 2017 đạt kim ngạch 3,8 tỷ USD; năm 2018 đạt kim ngạch 4,0 tỷ USD; năm 2019).

Theo chia sẻ của đại diện các nhà sản xuất, không chỉ đầu ra, lượng nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam cũng chủ yếu nhập từ thị trường nước ngoài (năm 2017 kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam là 2,177 tỷ USD; năm 2018 là 2,342 tỷ USD và năm 2019 là 2,549 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2018).

Trung Quốc, các nước thuộc châu Phi, Mỹ, EU và Thái Lan là các nguồn cung gỗ lớn của Việt Nam. Trong đó, nguồn cung từ Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 661,277 triệu USD năm 2019. Ngoài ra, còn có thị trường Lào, Campuchia, Hàn Quốc. Trong khi đó, Việt Nam dù có đủ điều kiện đất rừng để phát triển nguồn nguyên liệu nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành gỗ.

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy trong 2 tháng đầu 2020 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 2 tuần đầu tháng 3/2020 kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt trên 447 triệu USD.

Tuy nhiên với sự gia tăng của tình hình dịch tại các thị trường trọng điểm, kim ngạch và tăng trưởng của ngành trong thời gian tới sẽ có sự sụt giảm nghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê, thị trường của ngành gỗ Việt Nam lớn nhất là Mỹ chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu, Nhật chiếm 13%, Trung Quốc chiếm 12%, EU chiếm 10%... Tại Mỹ, đại dịch đang bùng phát mạnh, Châu Âu tình hình cũng rất phức tạp. Tại Nhật, sau một thời gian kiểm soát thì dịch có dấu hiệu bùng phát trở lại. Dịch bệnh có vẻ như được kiểm soát tại Trung Quốc nhưng để thị trường này khôi phục lại sức mua và các chuỗi cung như trước khi dịch xảy ra sẽ mất rất nhiều thời gian và chưa biết đến bao giờ sức mua sẽ trở lại như lúc ban đầu.

Ngay khi dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát Chính phủ các quốc gia vốn là thị trường trọng điểm của Việt Nam hiện đang áp dụng các chính sách mạnh nhằm kiểm soát dịch lan rộng như đóng cửa biên giới, đóng toàn bộ các chuỗi cửa hàng không thiết yếu. Điều này dẫn đến các đứt gãy nghiêm trọng các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều giao dịch thương mại bị đình trệ hay hủy bỏ.

Điều này đã tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp ngành gỗ: các doanh nghiệp trong ngành liên tục nhận được các thông báo từ đối tác về giãn thời gian giao hàng, dừng hoạt động giao hàng kể các các lô hàng đã hoặc đang trong quá trình sản xuất. Nhiều đơn hàng bị cắt giảm, chậm thanh toán và thậm chí là hủy đơn hàng. Các doanh nghiệp cũng được thông báo một số khách hàng lớn rơi vào tình trạng chuẩn bị phá sản.

Với tình hình dịch đang diễn ra như hiện nay tại các thị trường xuất khẩu, tác động đến ngành gỗ Việt Nam – là ngành có mức độ hội nhập rất sâu và rộng là vô cùng lớn.

Ông Đỗ Xuân Lập, Giám đốc Công ty cổ phần Kỹ nghệ Gỗ Tiến Đạt cho biết, do các sản phẩm phụ trợ cho ngành gỗ nội thất, chúng ta đang nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc nên luôn bị động trong sản xuất. Trận dịch COVID-19 đang diễn ra là một bài học cho ngành gỗ vì lệ thuộc vào một thị trường nhập khẩu nguyên liệu chính.

Cách nào "giải cứu"?

Để đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 tới ngành gỗ, các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), HAWA, BIFA, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản tỉnh Bình Định (FPA Bình Định) vừa thực hiện khảo sát nhanh với 124 doanh nghiệp trong ngành có hoạt động xuất khẩu. 

Theo kết quả khảo sát có 76% số doanh nghiệp phản hồi cho biết mức thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 3.066 tỷ đồng, 24 % số doanh nghiệp chưa xác định được thiệt hại.

Phần lớn các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, một số doanh nghiệp phải đóng cửa. Cụ thể, 51% số doanh nghiệp phản hồi cho biết đã thu hẹp quy mô sản xuất; 35% doanh nghiệp cho biết mặc dù doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường nhưng sẽ phải tạm ngừng sản xuất trong thời gian tới. Chỉ có 7% số doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên điều này có thể thay đổi bất cứ lúc nào, phụ thuộc vào biến động của dịch. Toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hiện tại là để đáp ứng các đơn hàng năm 2019.

Tác động của đại dịch Covid-19 đến sản xuất của các doanh nghiệp gỗ (Nguồn nhóm nghiên cứu VIFOREST, HAWA, BIFA, FPA Bình Định)

Tác động của đại dịch Covid-19 đến sản xuất của các doanh nghiệp gỗ (Nguồn nhóm nghiên cứu VIFOREST, HAWA, BIFA, FPA Bình Định)

Quy mô lao động của các doanh nghiệp giảm nghiêm trọng. Khoảng 45% tổng số lao động trong các doanh nghiệp đã mất việc do dịch. Cụ thể, trong 105 doanh nghiệp cung cấp thông tin về lao động cho biết trước dịch COVID -19, tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp này là 47.506 lao động, tuy nhiên đến nay đã có 21.410 lao động nghỉ việc.

Ứng theo những thực tế và khó khăn nói trên, các doanh nghiệp trong ngành gỗ - nội thất Việt Nam thiết tha đề nghị Chính phủ và phía Ngân hàng hỗ trợ tài chính để họ có thêm động lực chiến đấu với đại dịch COVID-19.

Sức ép của doanh nghiệp về vốn vay, bảo hiểm xã hội, các loại thuế và phí hiện tại rất lớn. Các doanh nghiệp kiến nghị, Chính phủ hỗ trợ tài chính nhằm hỗ trợ công nhân mất việc, giảm thuế và các loại phí cho doanh nghiệp. Kiến nghị các ngân hàng thương mại gia hạn thời gian đáo hạn của các khoản vay, giảm lãi suất ngân hàng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kiến nghị mặc dù đang thu hẹp quy mô hoặc thậm chí ngừng sản xuất nhưng nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp là rất lớn. Cụ thể, 83% số doanh nghiệp phản hồi có nhu cầu vay vốn hiện tại. Nguồn vốn vay này dự kiến được sử dụng để trả lương cho công nhân trong giai đoạn không có việc, nhằm giữ lao động phục vụ quá trình tái sản xuất khi bệnh dịch được kiểm soát. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ cho phép tạm dừng nộp thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng hàng nhập khẩu đầu vào của sản xuất.

Mặc dù khảo sát chỉ đưa ra những thông tin ban đầu, các tác động về thiệt hại kinh tế, có giảm quy mô sản xuất kinh doanh thậm chí đóng cửa nhà máy, cắt giảm lao động đã rất hiện hữu. Các tác động này sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai, bởi quy mô của bệnh dịch hoành hành ngày càng nghiêm trọng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [COVID-19] Doanh nghiệp ngành gỗ - nội thất “ngấm đòn" vì thị trường hướng ngoại tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713590908 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713590908 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10