Ngày 17/2/1979: Nhắc để đừng quên!

Diendandoanhnghiep.vn Súng đã tắt, hữu hảo trên môi nhưng không có nghĩa từ đây mãi mãi hòa bình. Bởi, bài học ngày 17/2/1979 vẫn còn đó!

Mọi cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc đều có vị trí và vai trò của nó

Mọi cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc đều có vị trí và vai trò của nó

Sau năm 1975 lịch sử đất nước ta xảy ra 3 sự kiện lớn: Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới Tây Bắc và trận chiến trên đảo Gạc Ma năm 1988. Đã là lịch sử thì giá trị như nhau, nhưng những cuộc chiến này phần nào đó để lại cho hậu thế quá nhiều góc khuất để tìm tòi.

Quả thực, thế hệ 8x như tôi cũng ít nhớ về ngày 17/2 hàng năm thật sâu sắc như ngày 30/4 hoặc 2/9. Năm nay chỉ đến khi một người anh nhắc tôi về sự kiện này, gõ Google lướt mấy trang mới biết chính xác đó là ngày quân đội Trung Quốc tràn qua biên giới, nổ súng tấn công nước ta cách đây tròn 42 năm!

Với một sự kiện đáng nhớ diễn ra cách đây hơn 40 năm chưa phải quá xa, nhưng tại sao không nhiều người trẻ thấm nhuần về nó như những sự kiện tương tự cách đây mấy trăm năm, thậm chí vài ngàn năm?

Là lỗi của người trẻ, họ bâng quơ với nguồn cội dân tộc hay vì lý do nào khác? Đọc qua lịch sử, đến hôm nay những người trẻ như tôi thấy tự hào vì gia đình, dòng tộc, làng xóm, quê hương mình là một phần trong cuốn sử hào hùng ấy.

Nhưng cũng thật buồn vì thế hệ hậu chiến biết quá ít về cuộc chiến không kém oanh liệt năm 1979 của quân và dân Việt Nam trước thế lực hùng mạnh mang dã tâm “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Suốt một thời gian rất dài sách giáo khoa lịch sử chỉ nhắc đến chiến tranh biên giới Tây Bắc bằng vài dòng ngắn ngủi giữa thực trạng môn Lịch sử không lôi cuốn người học.

Cho đến bây giờ các sử gia trong nước lẫn quốc tế vẫn còn giải mã cuộc chiến tranh của người Mỹ, Pháp tại Việt Nam, trong đó câu hỏi lớn nhất là vì sao người Việt có thể chiến thắng nhiều đế quốc hùng mạnh hơn hàng ngàn lần?

Và đây là những bằng chứng cho mọi cuộc chiến

Và đây là những bằng chứng cho mọi cuộc chiến

Như K. Marx nói: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí. Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”.

Marx nhấn mạnh vai trò của “lý luận” trong cách mạng giải phóng dân tộc. Vậy, lý luận là cái gì? Do đâu mà có? Ở giác độ khoa học lý luận là loại tri thức cấp cao, là kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết, chắt lọc qua thời gian. Lý luận không chỉ có tác dụng là phương pháp mà còn là liều thuốc tinh thần quý báu.

Chúng ta đã biết về hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Hưng Đạo Đại Vương, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ, cùng Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,… như các biểu tượng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chính là nhờ lịch sử ghi lại, truyền cho con cháu.

Chính đó là liều thuốc tinh thần, là bài học chiến tranh, là nghệ thuật quân sự để con cháu học tập, nghiên cứu, áp dụng và củng cố thêm chân lý “người Việt kiên cường bất khuất, không sợ bất cứ kẻ thù nào dù hung bạo đến mấy”.

Lịch sử càng tường minh, càng đầy đủ, càng phổ biến thì các bài học lý luận rút ra từ đó càng chính xác. Khi có lý luận đúng đắn sẽ giúp giải quyết tốt những vấn đề ở thực tiễn hiện tại.

Tôi cho rằng, cuộc chiến tranh biên giới Tây Bắc tuy ngắn ngủi nhưng nó không kém phần ác liệt, bằng chứng rõ ràng về nghệ thuật giữ nước của cha ông, là phương cách đối phó tối ưu với kẻ thù cường bạo, là cách ứng phó với người láng giềng nhiều mặt.

Rằng, Việt Nam yêu hòa bình, khát khao thịnh vượng, sẵn sàng gác lại quá khứ để bắt tay hợp tác mọi mặt, nhưng nếu bạn nảy sinh ý đồ xấu xa - chúng ta cũng sẵn sàng hóa giải, dù phải máu chảy đầu rơi.

Cuộc chiến trang 1979 cũng cho chúng ta bài học xương máu về tính chất của các mối quan hệ toàn cầu ngày nay. Hôm nay bạn là bạn tốt, nhưng ngày mai điều đó chưa chắc. Cái mà các nhà lý luận tổng kết lại là xu thế hợp tác, cạnh tranh song trùng. 

Cảnh giác phòng bị chưa bao giờ là thừa, súng đã tắt nhưng không có nghĩa là hòa bình vẹn trọn, hòa bình là đây nhưng chiến tranh cũng là đó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngày 17/2/1979: Nhắc để đừng quên! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713979354 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713979354 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10