Rạng sáng 04/8, Công an Nghệ An đã tiến hành bắt giữ vụ nuôi nhốt trái phép 17 cá thể hổ đã trưởng thành trên địa bàn huyện Yên Thành gây xôn xao dư luận.
Điều mà nhiều người quan tâm là với số lượng hổ lớn như vậy, được chủ nhà đang hầm rộng hàng trăm m2 ngay tại khuôn viên vườn nhà để nuôi nhốt giữa khu vực dân cư đông đúc như vậy nhưng lại không được phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu.
Xã Đô Thành, huyện Yên Thành – nơi cảnh sát mật phục, bắt giữ 17 cá thể hổ được nuôi nhốt tại vườn nhà của gia đình được phát hiện vào sáng 04/8.
Đây cũng là vụ không phải lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn Nghệ An mà ở địa phuơng này, nhiều vụ việc phát hiện các đối tượng vận chuyển, nuôi nhốt hổ trái phép cũng đã từng xảy ra. Nhưng, tình trạng này vẫn còn tái diễn và đường đi của hổ - loại động vật được pháp luật quy định cần được bảo vệ, nghiêm cấm các hành vi vận chuyển, nuôi nhốt…vẫn đang đặt ra nhiều câu hỏi.
Và, 17 cá thể hổ này được nuôi nhốt trong khu dân cư lại càng khiến nhiều người không khỏi hoài nghi về công tác giám sát, nằm tình hình, bám địa bàn của lực lượng chức năng. Đó là kiểm lâm địa bàn, công an, dân phòng, lãnh đạo địa phương…không thể để 17 cá thể hổ, có những cá thể nặng hàng trăm kg dễ dàng được nuôi nhốt trái phép giữa làng quê dễ dàng đến vậy.
Theo lời khai ban đầu, 14 cá thể hổ có trọng lượng gần 200kg/con được nuôi tại gia đình ông Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi) và Hồ Thị Thanh (31 tuổi) ở xóm Nam Vực, xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Vợ chồng ông Hiền, bà Thanh khai mua số cá thể hổ trên từ Lào về sau đó cải tạo vườn nhà rồi xây dựng thành hệ thống chuồng trại để nuôi.
Cũng trong thời điểm nói trên, cảnh sát cũng đã bắt quả tang gia đình bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi), trú tại xóm Phú Xuân, xã Đô Thành đang nuôi nhốt 3 con hổ trưởng thành có trọng lượng 225kg - 265kg/con được đào hầm với diện tích 120m2 để nuôi nhốt trong nhà.
Trả lời báo chí sau vụ việc cơ quan công an bắt giữ vụ nuôi hổ trái phép xảy ra ở địa phuơng này, đại diện chính quyền là ông Luyện Xuân Huệ - Chủ tịch UBND xã Đô Thành, huyện Yên Thành tỏ ra khá bất ngờ? Điều này cũng minh chứng cho việc công tác vận động quần chúng tham gia tố giác ở xã này lâu nay thực hiện theo kiểu “nước đổ lá mùng”?.
Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/01/2019 về về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp cũng đã quy định rất rõ các hành vi nghiêm cấm...
Chưa bàn tới vài trò “tai mắt” của cộng đồng, tổ dân cư nhưng hành vi nuôi nhốt hổ trái phép diễn ra như nuôi lợn ở địa phương này đang là thực trạng đáng báo động.
Mặc dù, vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng mở rộng điều tra làm rõ nhưng hành vi nuôi nhốt hổ trái phép xảy ra ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành và xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu có thể đối mặt với các khung hình phạt tù theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hổ là loài động vật đang được bảo tồn trong tình trạng nguy cấp. Theo nhiều cách gọi khác nhau, hổ có nhiều tên như cọp, hùm, ông ba mươi, kễnh, khái là một loài súc vật có vú và là một trong năm loài “mèo lớn” thuộc chi Panthera.
Với số lượng nuôi nhốt hổ trái phép số lượng trên thì có thể bị áp dụng vào khoản 3 Điều 244 Bộ Luật Hình sự năm 2015, các đối tượng liên quan có thể đối diện với khung hình phạt từ cao nhất là 15 năm, hình phạt bổ sung lên tới 15 tỷ đồng.
Trước đó, vào năm 2012, cũng tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện vụ việc người dân nuôi nhốt hổ trong khuôn viên vườn nhà như nuôi lợn khiến dư luận xã hội dậy sóng.
Chính vì vậy, qua vụ việc lần này có thể thấy, công tác giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn ở địa phương này đang có dấu hiệu “bật đèn xanh” để nhiều hộ dân nuôi nhốt hổ trái phép vẫn tiếp tục tái diễn.
Có thể bạn quan tâm