Qua công tác thanh, kiểm tra cho thấy hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Nghệ An vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường...
>>Nghệ An: Những “khoảng trống” khoáng sản cần khoả lấp
Mới đây, tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã thống nhất ban hành Nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề về “Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
Việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề nhằm đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp triển khai công tác quản lý, khai thác khoáng sản.
Hoạt động khoáng sản còn nhiều phức tạp
Trước đó, vào tháng 7/2021, tại huyện Quỳ Hợp, Công an tỉnh Nghệ An đã đột kích bắt giữ vụ khai thác đá trắng trái phép ở núi Phá Chủng, xóm Kèn, xã Châu Lộc.
Tại đây, Công an bắt quả tang 24 đối tượng đang khai thác đá trái phép, thu giữ 5 máy xúc đào, 1 ôtô tải, 4 máy cắt đá, 20 máy hơi, 2 máy khoan đá và gần 800m3 đá trắng nguyên khối, đá hộc, trị giá nhiều tỷ đồng chưa kịp tẩu tán. Cầm đầu hoạt động thác khoáng sản trái phép này là Trần Văn Bảy (SN 1970), trú tại xóm Minh Xuân, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An.
Mới đây, vào ngày 28/5/2022, UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai và bảo vệ môi trường đối với Công ty CP Tân Hoàng Khang, doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ đá trắng, đá xây dựng và quặng thiếc ở huyện Qùy Hợp với số tiền gần 280 triệu đồng.
Qua đó, doanhg nghiệp nói trên có 02 hành vi vi phạm, gồm: Lấn chiếm hơn 1,8 ha đất nông nghiệp để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nhà điều hành, nhà ở công nhân, công trình phụ, đường giao thông, bãi tập kết vật liệu, đất lưu không tại khu vực Thung Lùn, xã Châu Hồng;
Xả nước thải bơm từ hầm lò vào hệ thống bể lắng tuần hoàn, sau đó bơm nước thải từ bể lắng tuần hoàn vào hang cát-tơ (xả ra môi trường).
Đó là 2 trong nhiều vụ việc xảy ra trên lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An trong thời gian gần đây. Qua theo dõi nhiều vụ việc liên quan cho thấy, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép thời gian qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt ở một số loại khoáng sản như: đất san lấp, cát sỏi lòng sông, quặng thiếc, đá trắng…
Được biết, năm 2020, Nghệ An triển khai 86 đoàn thanh tra, kiểm tra, truy thu hơn 25 tỷ; 11 tháng năm 2021, thực hiện 60 đoàn, truy thu 15,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt ở một số loại khoáng sản như: đất san lấp, cát sỏi lòng sông, quặng thiếc, đá trắng. Trên địa bàn tỉnh có nhiều vụ mất an toàn lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản, gây thiệt hại về người, tài sản. Theo kế hoạch trong năm 2022, sẽ có 26 doanh nghiệp, tổ chức hoạt động khoáng sản được thanh, kiểm tra.
Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Nghệ An Hoàng Quốc Việt cho rằng, thời gian qua, Sở đã tham mưu UBND tỉnh có văn bản đôn đốc, chỉ đạo các các sở, ngành, các địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Một số vụ việc được công an tỉnh xử lý mang tính chất răn đe, nhưng tình trạng khai thác đất, cát sỏi trái phép vẫn diễn ra.
Tuy nhiên, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản chưa cao, công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động khoáng sản chưa được thường xuyên, kịp thời.
>>Cần làm rõ các trường hợp bắt buộc phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong luật
Theo báo cáo của HĐND tỉnh, thời gian qua, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản, tổ chức triển khai các giải pháp, phối hợp chặt chẽ với các địa phương cùng tham gia vào công tác quản lý hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản.
Đáng quan tâm, ở một số địa phương vẫn còn để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép gây sạt lở, ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên khoáng sản, thất thu cho ngân sách, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, mất an toàn lao động. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các sở, ngành, các cấp có lúc còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ.
Tình trạng trốn thuế, chây ì thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản vẫn còn là bài toán nan giải.
Mởrộng “toạ độ” giám sát quản lý về khoáng sản
Mới đây, tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã thống nhất ban hành Nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề về “Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
Việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề nhằm đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp triển khai công tác quản lý, khai thác khoáng sản; kiến nghị HĐND tỉnh, chính quyền và các các sở, ngành của Nghệ An tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn.
>>Kỷ luật nhiều lãnh đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam
Theo đó, đoàn giám sát gồm lãnh đạo Thường trực và một số Ủy viên Thường trực của HĐND tỉnh; đại diện các Ban, Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh và một số đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An.
Về phạm vi giám sát là công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn từ năm 2016 đến ngày 31/2/2021. Đối tượng giám sát là UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, UBND cấp huyện và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh.
Đoàn sẽ giám sát đánh giá công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, bao gồm việc ban hành các văn bản quản lý và tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch, cấp phép, khai thác, sử dụng khoáng sản; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về khoáng sản.
Báo cáo của Cục thuế Nghệ An gửi HĐND tỉnh Nghệ An vào cuối năm 2021 cho biết, ngành thuế đang quản lý 294 tổ chức, doanh nghiệp có khai thác khoáng sản, nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.
Năm 2020 đã triển khai truy thu xử phạt hơn 25 tỷ, 11 tháng của năm 2021 đã truy thu xử phạt 15,6 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, đoàn còn giám sát tình hình hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; việc chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của tổ chức, cá nhân với cộng đồng nơi khai thác khoáng sản, báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Có thể bạn quan tâm
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, khoáng sản làm vật liệu xây dựng
20:07, 28/06/2022
Nghệ An: Xử phạt Công ty CP Tân Hoàng Khang vi phạm trong quá trình khai thác khoáng sản
00:06, 29/05/2022
Quảng Nam: Xử lý nghiêm các doanh nghiệp khai thác khoáng sản không lắp camera và cân tải trọng
10:09, 03/05/2022
Vụ khai thác khoáng sản trái phép ở xã Quang Phong: UBND huyện báo cáo gì cho tỉnh?
15:00, 26/03/2022