Nghệ thuật thỏa thuận Hoa Kỳ và “bàn tay ma thuật” của Donald Trump

NGUYỄN CHUẨN 07/08/2020 10:20

TikTok đang gặp vô vàn khó khăn trong thời điểm mà Phòng Bầu dục có thể giữ những con át chủ bài trong các thỏa thuận “mua đi bán lại” ứng dụng nguồn gốc Trung Quốc này.

Rõ ràng Donald Trump đang đóng vai trò là “con buôn” trong thương vụ mua lại lớn nhất của Microsoft kể từ khi họ đổ tiền vào LinkedIn năm 2016 với giá 26 tỷ USD. Công ty có trị giá tài sản lên tới 1,6 nghìn tỷ USD cho biết, họ sẽ tiếp tục đặt lên bàn đàm phán của “con mồi” TikTok một “thỏa thuận hợp lý” sau cuộc gọi trực tiếp với tổng thống Mỹ.

Donald Trump đang đóng vai trò là “con buôn” trong thương vụ mua lại lớn nhất của Microsoft với TikTok. Ảnh Reuters.

Donald Trump đang đóng vai trò là “con buôn” trong thương vụ mua lại lớn nhất của Microsoft với TikTok. Ảnh Reuters.

Trên thực tế, TikTok được coi là “nguy cơ tiềm ẩn” của mối lo ngại về an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Tổng thống Donald Trump đã tiện thể làm hai việc, một là đe dọa “cấm cửa” ứng dụng này, hai là tạo hành lang pháp lý cho các công ty của Mỹ có thể mua lại ứng dụng trên một cách dễ dàng nhất. Cuộc gọi giữa ông và giám đốc điều hành Satya Nadella của Microsoft đã cho thấy điều này. 

Phòng Bầu dục là trung tâm quyền lực truyền thống của các tổng thống Mỹ.

Trong khi đó, người bán, ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh và những khách hàng tiềm năng khác đang cảm thấy bị “thao túng” mà không làm gì được.

Quyền sở hữu công ty hoặc tài sản nước ngoài thường chỉ được chú ý và quan tâm bởi Ủy ban về Đầu tư nước ngoài của Mỹ (CFIUS). Rất hiếm khi một tổng thống Mỹ lại tham gia vào trong các đàm phán mua bán trên.

Tuy nhiên, đã từng có tiền lệ xảy ra khi vào năm 2012, khi công ty liên kết của Tập đoàn Sany, Ralls có trụ sở tại Trung Quốc mua lại các “trang trại gió” ở Oregon. Sau đó, Tổng thống Barack Obama đã ra lệnh cho Ralls, công ty con của Sany, thoái vốn khỏi các trang trại gió khi Obama tin rằng, đó là điều không tốt cho nước Mỹ.

Thỏa thuận không thành công đó đã khẳng định một điều, nước Mỹ đang rất dè chừng với những rủi ro về an ninh trong các thương vụ M&A. Và chính quyền của Trump hiện tại đã liên tiếp nhiều lần can thiệp vào các thương vụ M&A kể từ đó. 

Vào tháng 3 vừa qua, Trump đã yêu cầu Công ty Công nghệ thông tin Shiji của Bắc Kinh bán lại công ty phần mềm quản lý khách sạn StayNTouch. Và trước đó, năm 2018, Mỹ đã buộc Ant Financial phải bán MoneyGram sau khi công ty này đã bỏ khoản tiền 1,2 tỷ USD để mua nó vào năm 2016.

Quyết định của CFIUS được đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về rủi ro an ninh. Nhiều chuyên gia cho rằng, MoneyGram có thể chứa dữ liệu chuyển tiền của các quân nhân do nhiều nhà cung cấp của hãng này nằm gần các căn cứ quân sự.

Quay trở lại thời điểm này, ByteDance rõ ràng không muốn bán TikTok, “con gà đẻ trứng vàng” trong các hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian tới, nhưng có thể họ sẽ không thể làm khác ngoài việc chấp nhận các thỏa thuận và những điều khoản được cài đặt sẵn chìa ra trước mặt.

Mối quan hệ “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” giữa Mỹ và Trung Quốc đang được đẩy lên cao trào sau các cuộc cấm đoán từ Mỹ với các công ty công nghệ Trung Quốc, trước đó là Huawei và ZTE. Thị trường và nguồn vốn tiềm năng của Mỹ đang là mảnh đất màu mỡ của các công ty Trung Quốc khai thác. Do đó, sự lệ thuộc là điều tất yếu.

Tuy nhiên, nếu ByteDance muốn bán TikTok thì vấn đề quan trọng là định giá TikTok. Không ít phân tích cho rằng con số 50 tỉ USD đang khiến Zhang Yiming – nhà sáng lập và CEO ByteDance đang cảm thấy “bị hớ”.

ByteDance đang cảm thấy rất thất vọng khi buộc phải bán TikTok. Ảnh Getty.

ByteDance đang cảm thấy rất thất vọng khi buộc phải bán TikTok. Ảnh SCMP.

Thời gian qua, TikTok đang có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn cả Facebook, YouTube… về số lượng người dùng. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp đặt quảng cáo trên TikTok, hứa hẹn một doanh thu bền vững. Và quan trọng hơn nữa, TikTok hiện có trên 600 triệu người dùng cùng hơn 2 tỉ lượt tải về, đang được thương mại hóa mạnh mẽ, mức giá 50 tỉ USD có vẻ đang trở nên quá “rẻ mạt” so với mức độ phát triển của ứng dụng này.

Nhưng có một điều, nếu ByteDance không bán thì liệu có yên? Tất nhiên là sẽ không khi mà Donald Trump đã khẳng định sẽ “cấm TikTok ở Mỹ”. Và điều này sẽ kéo theo việc một loạt các đồng minh của Mỹ sẽ được lôi kéo vào để cùng “cấm cửa” TikTok. Một tương lai mờ mịt giống như con đường Huawei đã chọn. Khi đó, TikTok làm sao còn cửa cho sự lựa chọn?

Thế mới thấy, về nghệ thuật thương mại, Hoa Kỳ vẫn là bậc thầy trong các thỏa thuận và Donald Trump, có vẻ không chỉ biết làm Tổng thống. ByteDance có lẽ là sản phẩm mới nhất trong một chuỗi dài các công ty Trung Quốc đang nhận biết “nụ cười chú Sam” là viên thuốc độc bọc đường.

Có thể bạn quan tâm

  • Nguy cơ nào đang đe doạ quá trình Microsoft đàm phán mua TikTok? [Bài 1]

    Nguy cơ nào đang đe doạ quá trình Microsoft đàm phán mua TikTok? [Bài 1]

    07:19, 06/08/2020

  • Microsoft mua lại TikTok: Canh bạc của

    Microsoft mua lại TikTok: Canh bạc của "vua Midas" Satya Nadella

    16:19, 05/08/2020

  • TikTok giá bao nhiêu?

    TikTok giá bao nhiêu?

    15:02, 05/08/2020

  • Điều gì khiến Tổng thống Donald Trump muốn cấm TikTok tại Mỹ?

    Điều gì khiến Tổng thống Donald Trump muốn cấm TikTok tại Mỹ?

    11:23, 04/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nghệ thuật thỏa thuận Hoa Kỳ và “bàn tay ma thuật” của Donald Trump
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO