Nghị quyết 105: Cần sự quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương

Diendandoanhnghiep.vn Nghị quyết 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 đã xác định được cụ thể các nhóm giải pháp, trên cơ sở đánh giá đúng trọng tâm trọng điểm.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, hiệu quả của Nghị quyết này đến đâu lại phụ thuộc vào việc triển khai của các bộ, ngành và địa phương. Các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc quyết liệt, doanh nghiệp và người dân mới được hưởng chính sách hỗ trợ để hồi phục lại "sức khỏe".

Đây là gói hỗ trợ lớn nhất từ trước đến nay, mang tính tổng thể với sự chung tay tháo gỡ khó khăn của các bộ, ngành, hy vọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Nghị quyết 105 được đánh giá là chính sách mang tính tổng thể với sự chung tay tháo gỡ khó khăn của các bộ, ngành, hy vọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Ông Phạm Văn Việt - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jeans, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM - cũng khẳng định các doanh nghiệp đang kỳ vọng nhiều vào việc triển khai chính sách cụ thể của các bộ, ngành trên cơ sở Nghị quyết 105/NQ-CP, đặc biệt là nội dung sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi, thời gian được áp dụng chính sách phù hợp với thực tế.

Có khoảng 16/49 ngân hàng thương mại cam kết giảm lãi vay từ nay đến cuối năm. Nhưng thực tế, các ngân hàng mới giảm tối đa 1 điểm %/năm, còn một số ngân hàng vẫn đang chờ hướng dẫn từ hội sở. Doanh nghiệp tại TP HCM đang rất khó khăn, cần được tiếp cận vốn tín dụng mới sau khi được khoanh, giãn nợ cũ mới để có cơ hội phục hồi”, ông Phạm Văn Việt nói và kiến nghị ngành ngân hàng giảm thêm lãi vay và hỗ trợ cho doanh nghiệp vay mới.

Bình luận về vấn đề này, PGS TS Lê Xuân Trường, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh việc triển khai nhanh, đồng bộ sẽ hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp.

Nghị quyết được ban hành vào thời điểm này là hết sức cần thiết và không thể chậm, muộn hơn được nữa. Nghị quyết có 4 nhiệm vụ và giải pháp lớn, trong đó có 12 giải pháp mấu chốt, có giá trị thiết thực để nối lại những đứt gãy của nền kinh tế do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh”, ông Trường nhấn mạnh.

Trong đó, giải pháp đầu tiên, cơ bản nhất, theo ông Trường, đó là phải thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch kết hợp với duy trì sản xuất, kinh doanh. Do đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. "Tôi cho rằng, đây là nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất', ông Trường nói.

Đối với nhóm giải pháp thuộc trách nhiệm tổ chức thực hiện của các bộ, ngành khác như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… cũng có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng. Chỉ có thực hiện đồng bộ các giải pháp, mới thực hiện được mục tiêu đề ra.

Những chính sách tài chính trong Nghị quyết 105, được kỳ vọng là sẽ kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp vực dậy sản xuất. Ảnh minh họa - Dân trí.

Những chính sách tài chính trong Nghị quyết 105, được kỳ vọng là sẽ kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp vực dậy sản xuất. Ảnh minh họa

Riêng đối với Bộ Tài chính, bên cạnh việc triển khai các chính sách về gia hạn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành; Chính phủ giao, chỉ đạo Tổng cục Hải quan hỗ trợ về mặt thủ tục, thông qua hàng hóa nhanh đối với một số hàng hóa nhập khẩu thiết yếu. Vừa qua, các chính sách hỗ trợ về tài khóa được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là gói hỗ trợ hiệu quả nhất, rõ nhất trong tổng thể các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Dù ngân sách còn khó khăn, nhưng Chính phủ đã quyết định gia hạn, giảm nhiều loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp là cố gắng rất lớn của Chính phủ.

"Tôi cho rằng, nếu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 105/NQ-CP, các chính sách được triển khai nhanh chóng, đồng bộ, hiệu quả, sẽ góp phần rất lớn hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đang hết sức khó khăn như hiện nay", ông Trường nói.

Đồng quan điểm, TS Châu Đình Linh, Giảng viên Học viện Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh khẳng định, Nghị quyết 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 đã xác định được cụ thể các nhóm giải pháp, trên cơ sở đánh giá đúng trọng tâm trọng điểm, phù hợp với tình hình mới.

Tôi cho rằng, những nội dung, giải pháp đã đi đúng vào nhu cầu thực chất của các nhóm đối tượng, giúp các doanh nghiệp có thể cắt giảm các chi phí, khắc phục được những khó khăn về dòng tiền… Ví dụ như việc hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, các doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ hoãn hoặc giãn nợ thôi cũng đã giải tỏa đáng kể gánh nợ về chi phí...”, ông Linh nhấn mạnh.

Ngoài ra, cũng theo ông Linh Nghị quyết ban hành lần này cũng đã tạo ra sự gắn kết tốt hơn trong công tác phối hợp giữa các địa phương. Vai trò điều tiết của Chính phủ được thể hiện rõ nét, khắc phục được tình trạng mỗi địa phương làm một cách dẫn đến ảnh hưởng sự thông suốt của chuỗi lưu thông, cung ứng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị quyết 105: Cần sự quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714126121 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714126121 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10