Nghị quyết 105/2021 và những “bước đệm” để mở cửa trở lại nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Các chính sách quyết liệt từ Chính phủ theo Nghị quyết 105/NQ-CP, sẽ là “bước đệm” để gia lực cho việc mở cửa trở lại nền kinh tế và sớm phục hồi trong giai đoạn tới.

Hỗ trợ tài chính toàn diện

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, với mục tiêu tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông; và có các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động cũng như đào tạo lao động...

Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông,... (ảnh: Hoàng Giang)

Theo đó, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan cùng phối hợp hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh. Đồng thời, phấn đấu đến hết năm 2021, luỹ kế ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó với đại dịch. Từ đó, đưa các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông; và có các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động cũng như đào tạo lao động...

Đặc biệt, Chính phủ cũng giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai, thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho các thương nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thu mua, tạm trữ thóc, gạo, nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó là khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, để tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi, thời gian được áp dụng chính sách cho phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh, hoàn thành trong tháng 9/2021.

Ngoài ra, yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan khẩn trương trình cấp có thẩm quyền và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành chính sách liên quan đến giảm mức đóng hoặc hỗ trợ từ kết dư quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn, nhằm kịp thời hỗ trợ cho người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các đối tượng sử dụng lao động khác, hoàn thành trong tháng 9/2021; chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất miễn tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 theo quy định, hoàn thành trong tháng 9/2021.

Yêu cầu các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết công khai, minh bạch về giá cước vận tải biển; tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vận tải biển, chống tình trạng lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để tăng giá cước vận tải bất hợp lý, tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương, các hiệp hội, đơn vị liên quan nâng cao năng lực đàm phán, công khai, minh bạch về giá cước và phụ thu ngoài giá cước dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Đáng lưu ý, Bộ Tài chính cần khẩn trương triển khai các chính sách về giãn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành; Xem xét, nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021; Nghiên cứu, đánh giá tác động để xem xét việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo thời gian phù hợp với tình hình dịch COVID-19.

Doanh nhân chống dịch

Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát đến nay, Chính phủ đã có nhiều chính sách thiết thực, hỗ trợ các khu vực kinh tế bị ảnh hưởng, từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, tới hộ kinh doanh cá thể và từng người dân gặp khó khăn. Nổi bật là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng, nhằm cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, theo Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp đó là gói an sinh xã hội trị giá 62.000 tỷ đồng trong năm 2020, gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng được triển khai mới đây và nhiều chính sách miễn giảm thuế, phí,... khác với từng lĩnh vực.

Mục tiêu đến hết năm 2021, luỹ kế ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó với đại dịch (ảnh minh hoạ)

Mục tiêu đến hết năm 2021, luỹ kế ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó với đại dịch (ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Cảnh Bình, Viện trưởng Viện lãnh đạo ABG, dịch COVID-19 đã gây tổn thương quá lớn đến người dân và doanh nghiệp trên cả nước, thách thức phục hồi nền kinh tế vô cùng nặng nề, đòi hỏi rất nhiều nguồn lực và nhân sự. Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ, bộ máy chính quyền các cấp với các gói hỗ trợ linh hoạt, sâu sát, còn cần sự đóng góp của lực lượng doanh nhân trên mặt trận chống dịch. Bằng năng lực và tư duy kinh tế tuyệt vời, sẽ vô cùng hữu ích để tháo gỡ những thách thức gặp phải trên hành trình đầy chông gai này.

Chỉ có quân đội và người lính mới có thể mang lại chiến thắng trên chiến trường, chỉ những bác sĩ và lực lượng y tế là lực lượng chủ đạo trong công cuộc chống dịch và vì thế, trong công cuộc phục hồi kinh tế không có ai xứng đáng hơn lực lượng doanh nhân phải đảm đương tuyến đầu.

Cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 được xác định là một cuộc chiến lâu dài, không còn đo bằng tuần, bằng tháng mà phải là nhiều tháng, thậm chí cho cả năm 2022 - 2023. Chính vì vậy, phải lập thành các lực lượng tham gia trực tiếp, dự bị và cần có những nhóm lãnh đạo luân phiên nhau trong từng giai đoạn, phù hợp với từng thách thức, từng bối cảnh... khác nhau”, ông Bình nhấn mạnh.

Còn theo TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, có rất nhiều kiến nghị về việc mở cửa cho nền kinh tế trong thời gian tới, nhưng cần phân biệt giữa mở cửa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và những biện pháp hỗ trợ quá trình mở cửa. Ngoài ra, cách thức hỗ trợ của Chính phủ nhằm vượt khó và đẩy nhanh quá trình phục hồi, cải cách, thì bên cạnh hỗ trợ đại trà, nên có điểm nhấn.

Cùng là hỗ trợ giảm thuế, phí, giãn hoãn như nhau, nhưng ví dụ, ngành hàng không có nên hỗ trợ thêm không? Vì vậy cần tính đến các bài toán như đóng góp ngân sách, tác động lan tỏa tới toàn bộ nền kinh tế, ngoài hỗ trợ chung thì đi sâu vào từng ngành, từng khu vực để hiệu quả hơn”, vị TS đề nghị.

Ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch HĐQT công ty công nghệ HPT chia sẻ, với sự suy yếu như hiện nay, doanh nghiệp rất khó trở lại như giai đoạn trước dịch. Với thực tế đó, Chính phủ nên trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp để mỗi doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, trong điều kiện tuân thủ tuyệt đối các quy định của chính quyền đặt ra.

Một trong những biện pháp tăng cường đảm bảo an ninh, đó là các doanh nghiệp phải tự xây dựng khả năng phòng ngừa COVID-19 tại đơn vị của mình, các cán bộ nhân viên cũng phải học thêm các nghiệp vụ về y tế, xây dựng những trạm y tế trong doanh nghiệp để ứng phó ngay lập tức với các trường hợp khẩn cấp.

Trong bối cảnh đại dịch, các doanh nghiệp luôn chủ động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhưng các kịch bản của từng doanh nghiệp là khác nhau, dựa trên dữ liệu bao phủ tiêm chủng vaccine, cũng như từng khu vực để thực hiện. Với các chính sách quyết liệt từ Chính phủ theo Nghị quyết 105/NQ-CP, được coi là bước đệm để gia lực cho việc mở cửa trở lại nền kinh tế và sớm phục hồi trong giai đoạn tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị quyết 105/2021 và những “bước đệm” để mở cửa trở lại nền kinh tế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714020014 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714020014 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10