Nghịch lí thức ăn chăn nuôi

Diendandoanhnghiep.vn Hầu hết các nguyên liệu đầu vào cho ngành TĂCN trong nước có thể sản xuất được như ngô, khô dầu, bột thịt xương..., nhưng ngành này đang phải nhập khẩu đến 75% nguyên liệu.

Ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam cho biết, doanh nghiệp của ông cũng như các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi rất bị động trong việc nhập khẩu nguyên liệu.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam khi nhập khẩu nguyên liệu phải phụ thuộc rất lớn vào các đối tác cung cấp - chủ yếu là những tập đoàn đang cung cấp đậu nành trên toàn thế giới. Việc cung cấp đậu nành có xuất xứ ở đâu lại do các tập đoàn này quyết định, các doanh nghiệp muốn mua đậu nành từ Mỹ cũng không được.

Theo Hiệp hội, hiện nay, sản lượng ngô và đậu tương trong nước chỉ đáp ứng được 50 - 55% nhu cầu sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước. Do đó, nguồn thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu lúa mỳ, các loại dầu mỡ động thực vật để pha trộn sản xuất thức ăn chăn nuôi. Năm 2018, ước tính 70% tổng nguồn nguyên liệu thô làm thức ăn chăn nuôi, bao gồm thức ăn chăn nuôi công nghiệp, là từ nguồn nhập khẩu, với kim ngạch 3,91 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2017.

Theo đánh giá của Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Dương, số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, gia công và buôn bán TĂCN của Việt Nam đang… quá nhiều. Nếu với tốc độ đầu tư như thời gian vừa qua thì đến năm 2020, công suất thiết kế của các nhà máy TĂCN trong nước sẽ vượt con số 40 triệu tấn/năm. So với nhu cầu tiêu thụ trong nước, sản lượng trên dư thừa nhiều triệu tấn/năm.

Một số doanh nghiệp lớn trong nước như Massan, Hòa Phát, Hùng Vương, Vingroup cũng đang từng bước đầu tư lớn vào ngành sản xuất TĂCN. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp ngoại vẫn đang làm chủ “cuộc chơi” với hơn 60% thị phần. Bởi vì, họ đang nắm ưu thế do đã gia nhập thị trường Việt Nam cách đây 10-20 năm, cộng thêm những ưu thế vượt trội về vốn đầu tư, sản phẩm công nghệ hiện đại, chiến lược xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường bài bản…

Ngoài ra, khi mất thế chủ động sẽ không tận dụng hết các nguồn thức ăn trong nước, tỷ trọng nhập khẩu lớn khiến chi phí sản xuất TĂCN tăng cao. Cùng với hệ thống phân phối qua nhiều đại lý trung gian, việc quản trị và sản xuất theo chuỗi giá trị chưa phát triển dẫn đến giá TĂCN đến tay người chăn nuôi chưa thật sự phù hợp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các cơ sở có quy mô nhỏ và vừa. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghịch lí thức ăn chăn nuôi tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711719679 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711719679 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10