Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Người dân Ngọc Liên làm giàu thành công từ cây sắn dây

KIỀU PHIÊN 26/01/2021 09:07

Vùng đất đồi lâm nghiệp kém hiệu quả được người dân Ngọc Liên chuyển sang trồng cây sắn dây, sản xuất tinh bột. Mỗi hecta sắn dây đem lại cho người dân Ngọc Liên đến 400 triệu, làm giàu từ cây sắn.

Làm giàu từ đất quê

Tại xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), cây sắn dây được trồng rải rác khắp các thôn. Tuy nhiên, thôn 1 và thôn 4 có lẽ là nơi có kinh nghiệm và truyền thống trồng sắn dây lâu đời nhất. Diện tích trồng sắn dây ở đây khá lớn, khoảng 70 ha gần như cả thôn sản xuất, mỗi hộ sở hữu từ 3-4 sào đến vài hecta.

jhksc

Quy trình từ trồng đến thu hoạch và sản xuất thành tinh bột sắn dây Ngọc Liên đều được người dân áp dụng kỹ thuật máy móc thay thế sức người

Chị Dương Thị Phương, hộ có quy mô trồng và sản xuất tinh bột lớn trong thôn 4 cho biết: sắn dây là loại cây dễ trồng, chịu hạn tốt, ít công chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp do tự nhân giống cho các vụ liền kề. Đặc biệt, loại cây này lại rất hợp với chất đất và điều kiện khí hậu ở vùng đất đồi Ngọc Liên. Do vậy, sắn dây trồng ở đây cho năng suất và chất lượng củ rất tốt.

Những năm gần đây, cây sắn dây đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở Ngọc Liên. Sắn dây thường được trồng 1 vụ/năm; thời điểm này nhiều hộ đã bắt đầu thu hoạch, năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất sắn dây đạt khá, từ 850 - 900 kg củ tươi/sào, với giá bán trung bình 7.500 đồng/kg, người dân thu được 6,3 - 6,5 triệu đồng/sào. Nhiều gia đình thu nhập 9 triệu đồng/sào, cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác. Nhiều hộ dân còn chế biến củ sắn dây tươi thành bột. Theo đó, mỗi sào trồng sắn dây thu hoạch trung bình 800-900 kg sắn tươi, tương ứng 1,8 tạ bột khô, bán với giá 90.000 -100.000 đồng/kg sẽ thu được trên 16 triệu đồng/sào, cho 400 triệu đồng/ha.

nckxnkc

Sắn dây được phơi trong bóng mát từ 10-15 ngày, tránh ánh nắng mặt trời để không ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng và vitamin

Ông Phạm Phú Xuân, Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Liên cho biết: Cây sắn dây là một trong những cây trồng truyền thống của xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc. Những năm trước đây, các hộ chỉ trồng rải rác, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, năng suất thấp. Nhận thấy tiềm năng phát triển cây sắn dây, từ năm 2015 đến nay, chính quyền  xã đã quy hoạch đất đai, vận động người dân chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng sắn. Đồng thời,  tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sắn đạt hiệu quả cao.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Anh Lê Bá Toàn, chủ cơ sở sản xuất Toàn Phương cho biết: Các hộ dân ở thôn đã có kinh nghiệm trồng, chăm sóc, chế biến tinh bột sắn dây gần 20 năm nay. Hiện nay các hộ đang phát triển tự phát, chưa có đầu ra ổn định cũng như sự bảo hộ mặc dù rất được người tiêu dùng ưa chuộng về sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, nhiều hộ dân tại đây đang tìm hướng đi chung cùng như nhu cầu liên kết thành lập HTX sản xuất tiêu thụ tinh bột sắn dây an toàn Ngọc Liên. Qua đó, giúp sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, có giá trị kinh tế cao hơn và phát triển bền vững.

jshcks

Sắn dây được sấy một lần nữa trước khi mang ra đóng gói, dán tem mác

Mùa thu hoạch sắn dây 2020 này, nhiều nông dân ở xã Ngọc Liên, thực sự phấn khởi bởi cây sắn dây cho năng suất tốt và sản phẩm tinh bột sắn dây Ngọc Liên đang hoàn thiện hồ sơ để được thẩm định sản phẩm OCOP.

Bà Lê Thị Thu, một hộ dân cho biết: Gia đình tôi có 5ha chuyên trồng sắn dây. Năm nay, năng suất củ đạt khá, trung bình mỗi gốc đạt từ 8 tạ đến 1 tấn củ. Hiện nay việc trồng và thu hoạch sắn dây không còn vất vả nữa vì tất cả các khâu từ rửa củ, nghiền, lọc lấy tinh bột, phơi sấy đều được thay thế dần bằng các loại máy móc hiện đại nên đã giảm công lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện tôi không bán củ tươi nữa mà đưa vào chế biến hết. Sản phẩm của chúng tôi làm ra đều được các thương lái đặt hàng trước. Để có những sản phẩm tinh bột sắn dây Ngọc Liên được người tiêu dùng ưa chuộng. Điều này, đòi hỏi mỗi người sản xuất như chúng tôi phải tỉ mỉ, cẩn trọng hơn trong sản xuất; nhưng ngược lại cũng giúp định vị, giữ gìn uy tín và danh tiếng cho sản phẩm, đảm bảo cho sự phát triển bền vững sau này.

Có thể bạn quan tâm

  • Kiên Giang: Làm giàu thành công từ cây hạnh của nông dân Trần Văn Hiền

    Kiên Giang: Làm giàu thành công từ cây hạnh của nông dân Trần Văn Hiền

    04:07, 22/01/2021

  • Chuyện làm giàu của anh nông dân trẻ

    Chuyện làm giàu của anh nông dân trẻ

    04:20, 14/01/2021

  • Nam thanh niên người Thái làm giàu từ đất, thu gần nửa tỷ đồng mỗi năm

    Nam thanh niên người Thái làm giàu từ đất, thu gần nửa tỷ đồng mỗi năm

    04:04, 07/01/2021

  • Chàng trai người Dao làm giàu ở bản Mông

    Chàng trai người Dao làm giàu ở bản Mông

    04:30, 04/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Người dân Ngọc Liên làm giàu thành công từ cây sắn dây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO