Ngược chiều chính sách với Mỹ, Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất

DIỄM NGỌC 15/03/2022 16:30

Cựu cố vấn Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, nước này sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất để ổn định nền kinh tế và có các công cụ chính sách để ngăn chặn dòng vốn chảy ra nghiêm trọng.

>>Lo ngại suy giảm kinh tế, Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay

Theo thông tin trên Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc mới đây, trích dẫn lời cựu cố vấn ngân hàng trung ương Trung Quốc, ông Yu Yongding, cơ quan quản lý nước này sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất để ổn định nền kinh tế, vì chênh lệch lợi suất giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ không thay đổi xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của Bắc Kinh. Nhận xét này được đưa ra khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) được dự đoán sẽ tăng lãi suất vào cuối tuần này trong bối cảnh lạm phát cao hơn, còn Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sẽ cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn.

Cựu cố vấn ngân hàng trung ương Yu Yongding (ảnh: Bloomberg)

Cựu cố vấn Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ông Yu Yongding (ảnh: Bloomberg)

Ông Yu Yongding nói: “Ngay cả khi Fed tăng lãi suất chuẩn lên 2%, lãi suất thực sẽ vẫn âm do lạm phát cao, trái ngược với lãi suất dương ở Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc có các công cụ chính sách để ngăn chặn dòng vốn chảy ra nghiêm trọng, trong khi tính linh hoạt của đồng Nhân dân tệ có thể cải thiện hơn nữa để bù đắp tác động đến sự độc lập của chính sách tiền tệ khỏi các dòng vốn xuyên biên giới”.

Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia đang đối mặt với những sóng gió kinh tế bao gồm các ca nhiễm COVID-19 bùng phát tại nhà, thị trường bất động sản chậm chạp và căng thẳng địa chính trị gia tăng, vì thế, nước này đã đặt mục tiêu tăng trưởng 5,5% cho năm nay. Dữ liệu mới đây nhất chỉ ra, tỷ lệ cho vay ngân hàng mới ở Trung Quốc giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 2, trong khi tăng trưởng tín dụng chậm lại, gây áp lực lên ngân hàng trung ương để nới lỏng chính sách hơn nữa, nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại.

Các ngân hàng ở Trung Quốc đã gia hạn 1,23 nghìn tỷ Nhân dân tệ (194 tỷ USD) cho các khoản vay mới bằng Nhân dân tệ trong tháng 2, giảm mạnh so với mức kỷ lục 3,98 nghìn tỷ Nhân dân tệ hồi tháng 1 và không đạt được kỳ vọng của các nhà phân tích.

Nhóm chuyên gia phân tích do Reuters thăm dò đã từng dự đoán, các khoản cho vay bằng đồng Nhân dân tệ mới sẽ giảm xuống còn 1,49 nghìn tỷ Nhân dân tệ vào tháng 2 năm nay, nhưng con số cuối cùng còn thấp hơn mức 1,36 nghìn tỷ Nhân dân tệ vào tháng 2/ 2022 khi nền kinh tế dần hồi phục sau đợt suy thoái do đại dịch gây ra.

Chuyên gia Julian Evans-Pritchard tại Capital Economics cho biết: “Việc cho vay hồi tháng 2 đã được dự đoán là sẽ tăng mạnh, do các ngân hàng Trung Quốc có xu hướng cho vay trước vào đầu năm để có được khách hàng chất lượng cao hơn và giành thị phần. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng trên diện rộng lại yếu hơn nhiều so với dự kiến, đảo ngược phần lớn sự tăng tốc trong vài tháng qua. Điều này cho thấy rằng, sẽ cần có nhiều biện pháp nới lỏng hơn để đáp ứng các mục tiêu chính sách đã được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đưa ra gần đây”.

Bên cạnh đó, các khoản cho vay hộ gia đình, chủ yếu là các khoản thế chấp, đã giảm xuống mức 336,9 tỷ Nhân dân tệ trong tháng 2, so với mức 843 tỷ Nhân dân tệ trong tháng 1, cho thấy thị trường bất động sản Trung Quốc - một động lực tăng trưởng kinh tế chính tiếp tục suy yếu.

Các nhà chức trách Trung Quốc cũng cho biết họ sẽ giữ tăng trưởng cung tiền và tổng tài chính xã hội về cơ bản phù hợp với tăng trưởng kinh tế danh nghĩa trong năm nay (ảnh minh hoạ)

Các nhà chức trách Trung Quốc cũng cho biết họ sẽ giữ tăng trưởng cung tiền và tổng tài chính xã hội về cơ bản phù hợp với tăng trưởng kinh tế danh nghĩa trong năm nay (ảnh minh hoạ)

Ting Lu, nhà kinh tế trưởng Trung Quốc tại Nomura nhận xét, sự sụt giảm trong các khoản vay hộ gia đình trung và dài hạn là lần đầu tiên kể từ khi dữ liệu được công bố vào năm 2007 và phù hợp với sự sụt giảm 40% doanh số bán nhà mới của 100 nhà phát triển hàng đầu trong tháng 1 và tháng 2. Các khoản cho vay doanh nghiệp giảm xuống 1,24 nghìn tỷ Nhân dân tệ từ 3,36 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Từ đánh giá này, nhà kinh tế trưởng tại Citic Securities Ming Ming nhận định, các khoản vay tháng 2 có thể phản ánh sự yếu kém trong lĩnh vực bất động sản và nhu cầu hộ gia đình, nhưng nó có thể tăng lên khi các biện pháp nới lỏng trước đó bắt đầu được đưa ra. Với việc thực hiện một loạt các chính sách như thúc đẩy các chính sách tiền tệ và đầu tư thuận lợi để ổn định nền kinh tế, số liệu tháng 3 sẽ tốt hơn so với tháng 2.

>>Các tập đoàn Trung Quốc - “Ngư ông đắc lợi” sau căng thẳng Nga - Ukraine?

Còn theo Goldman Sachs, để thúc đẩy tăng trưởng, ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng, với nhiều bước nới lỏng hơn dự kiến. “Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng sẽ cắt giảm RRR 50 điểm cơ bản và cắt giảm 10 điểm cơ bản lãi suất chính sách vào cuối quý II năm nay, vì PBOC có thể cần phải làm nhiều hơn nữa để lặp lại lời kêu gọi của Hội đồng Nhà nước về việc giảm lãi suất cho vay hiệu quả”.

Vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã bày tỏ tin tưởng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay của Trung Quốc là khoảng 5,5%, bất chấp những khó khăn, đồng thời cam kết cung cấp nhiều hỗ trợ chính sách hơn trong một năm nhạy cảm về mặt chính trị.

Các nhà chức trách Trung Quốc cũng cho biết họ sẽ giữ tăng trưởng cung tiền và tổng tài chính xã hội về cơ bản phù hợp với tăng trưởng kinh tế danh nghĩa trong năm nay. Dữ liệu của ngân hàng trung ương cho thấy, cung tiền (M2) đã tăng 9,2% so với một năm trước đó, thấp hơn mức dự báo 9,5% trong cuộc thăm dò của Reuters.

Dư nợ cho vay bằng đồng Nhân dân tệ tăng 11,4% so với một năm trước đó so với mức tăng 11,5% trong tháng 1. Các nhà phân tích đã kỳ vọng mức tăng trưởng 11,5%.

Cùng với đó, tăng trưởng tổng dư nợ tài chính xã hội (TSF), một thước đo về tín dụng và thanh khoản trong nền kinh tế đã giảm xuống 10,2% trong tháng 2 so với một năm trước đó và từ 10,5% vào tháng 1. TSF bao gồm các hình thức tài trợ ngoại bảng tồn tại bên ngoài hệ thống cho vay thông thường của ngân hàng, chẳng hạn như phát hành lần đầu ra công chúng, các khoản vay từ các công ty ủy thác và bán trái phiếu. Vào tháng 2, TSF đã giảm xuống 1,19 nghìn tỷ Nhân dân tệ từ 6,17 nghìn tỷ Nhân dân tệ vào tháng 1. Các nhà phân tích do Reuters thăm dò đã dự kiến TSF tháng 2 là 2,22 nghìn tỷ Nhân dân tệ.

Nhiều nhà kinh tế nói rằng, mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc là đầy tham vọng trước những thách thức bao gồm suy thoái tài sản, bùng phát COVID-19 ngày càng tăng và sự phục hồi toàn cầu không chắc chắn.

Có thể bạn quan tâm

  • Lo ngại suy giảm kinh tế, Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay

    17:50, 21/01/2022

  • Trung Quốc cắt giảm lãi suất đối với các khoản vay chính sách

    05:00, 18/01/2022

  • Ngân hàng Trung ương Trung Quốc lần đầu tiên cắt giảm lãi suất chuẩn kể từ đại dịch

    16:40, 20/12/2021

  • [COVID-19] Chuyên gia phân tích động thái cắt giảm lãi suất điều hành hỗ trợ doanh nghiệp

    05:10, 19/03/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngược chiều chính sách với Mỹ, Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO