Người tiêu dùng lưỡng lự với sản phẩm hữu cơ

Diendandoanhnghiep.vn Một số chuỗi phân phối vừa gian lận xuất xứ, đưa rau VietGAP dỏm vào siêu thị khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào các nông sản an toàn, hữu cơ.

>>>“Chen chân” lên kệ siêu thị của sản phẩm hữu cơ

Phát biểu tại diễn đàn kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm chế biến vừa được tổ chức, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cho biết: dịch bệnh COVID - 19 đã khiến người tiêu dùng nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của sản phẩm thực phẩm, nông sản hữu cơ đối với sức khỏe con người, đối với môi trường thiên nhiên, góp phần tạo hệ sinh thái bền vững. Vì vậy, tiêu dùng hữu cơ sau gần 3 năm COVID-19 đã tăng vọt, nhất là tại thị trường Mỹ và các nước Châu Âu.

ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (ảnh: Hữu Thành)

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (ảnh: Hữu Thành)

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, doanh số bán lẻ sản phẩm hữu cơ, bao gồm thực phẩm và đồ uống hữu cơ trên toàn cầu đã tăng 15%, đạt 129 tỷ USD vào năm 2020 và tăng lên 188 tỷ USD vào năm 2021. Năm 2022, doanh số sản phẩm hữu cơ toàn cầu ước đạt 208 tỷ USD, trong đó thị trường Mỹ và Châu Âu chiếm 90% thị phần. Tuy nhiên, tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, thị trường sản phẩm hữu cơ đang trở nên quan trọng.

Tại Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đạt trên 174.000 ha, tăng 47% so với năm 2016, đứng thứ 9/10 nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất châu Á. Cả nước có hơn 17.000 nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ, 555 nhà chế biến và 60 nhà… Không chỉ xuất khẩu, sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam được người tiêu dùng trong nước quan tâm.

Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao nhận định: thị trường cho sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam ngày càng phát triển vì mức thu nhập của người dân ngày càng tăng lên; từ chỗ lo đủ ăn đã chuyển thành ăn ngon, ăn tốt cho sức khỏe. Qua khảo sát cho thấy, các tiêu chí quyết định tiêu dùng của người dân là sản phẩm bắt mắt, ngon, hợp khẩu vị (87%); sản phẩm an toàn và tốt cho sức khoẻ (80%); sản phẩm có bao bì ghi thông tin rõ ràng (39%) vàlựa chọn sử dụng sản phẩm hữu cơ (26%).

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, sở dĩ người thu nhập khá và cao còn lưỡng lự chưa tiêu dùng sản phẩm hữu cơ, cốt yếu vẫn bởi người tiêu dùng chưa tin, chưa có cơ sở để nhận biết các sản phẩm hữu cơ hay phân biệt sản phẩm thật giả.

Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản hữu cơ đã chỉ ra những nút thắt trong việc xây dựng niềm tin với người tiêu dùng

Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản hữu cơ đã chỉ ra những nút thắt trong việc xây dựng niềm tin với người tiêu dùng (ảnh: Hữu Thành)

>>> Chính sách đặc thù khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ

>>> Kỳ vọng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ vươn tầm quốc tế 

Tạo dựng lòng tin của người tiêu dùng là cái khó hiện nay của sản phẩm hữu cơ và sản phẩm có chứng nhận GlobalGAP, VietGAP; đặc biệt, sau vụ việc rau xanh bị gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn mác, chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP đưa vào siêu thị. Ông Nguyễn Minh Tiến cho rằng, sản phẩm nông nghiệp trung cao cấp, nguy cơ gian lận nhãn mác, thương hiệu còn cao hơn. Hệ thống phân phối các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm có chứng nhận VietGAP bị đứt gãy đã tác động đến việc tiêu dùng, phát triển thị trường sản phẩm hữu cơ; giá trị gia tăng của sản phẩm hữu cơ chưa được chuyển hoá đến người tiêu dùng để họ sẵn sàng chấp nhận tiêu dùng sản phẩm hữu cơ với giá cao hơn từ 20 - 25%.

Sản phẩm hữu cơ thuộc dòng cao cấp nên không thể phân phối như sản phẩm nông nghiệp thông thường mà cần có hướng đi, cách tiếp cận riêng. Để phát triển và mở rộng sản phẩm hữu cơ tại thị trường thế giới hay trong nước, ông Nguyễn Minh Tiến cho rằng, ngoài yếu tố kỹ thuật còn phải tính đến các bài toán khác như cách thức tiếp cận chuỗi cung ứng, xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, truyền thông…

Tại thị trường trong nước, các sản phẩm nông nghiệp có chứng nhận VietGAP đã có vấn đề thì sang sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là cả bài toán. Quan trọng nhất, cần đề cao đạo đức kinh doanh, truyền thông để tạo niềm tin với khách hàng cùng với việc tổ chức hệ thống phân phối chặt chẽ, kiểm soát lẫn nhau. Điều này cần cả quá trình với sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, hệ thống phân phối và người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt được các xu thế tiêu dùng nói chung và xu thế tiêu dùng sản phẩm hữu cơ nói riêng như xu hướng chuyển dịch sang mua sắm tại nhà, quy trình ghi nhãn mác sản phẩm về kiểm dịch động thực vật hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đa dạng chủng loại, mẫu mã sản phẩm hữu cơ để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Người tiêu dùng lưỡng lự với sản phẩm hữu cơ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713476048 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713476048 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10