Người từng khỏi COVID-19 có dễ nhiễm Omicron?

Diendandoanhnghiep.vn Việc nhiều người nhiễm Omicron từng mắc Covid-19 đang làm dấy lên lo ngại mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng sẽ khó có thể đạt được.

>> Điều gì đã xảy ra bên trong biến chủng Omicron? 

Nhiều bệnh nhân từng khỏi Covid-19 vẫn nhiễm Omicron

Nhiều bệnh nhân từng khỏi Covid-19 vẫn nhiễm Omicron

Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Anh cho thấy, 65% các tình nguyện viên nhiễm Omicron cho biết trước đây cũng từng có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Nhiều người trong số này thực sự bị tái nhiễm, trong khi kết quả của một số người khác có thể chỉ là phát hiện ra dấu vết cũ của virus trong cơ thể.

Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng miễn dịch từ nhiễm virus tự nhiên có thể ngăn chặn biến chủng. Song sau nhiều nghiên cứu, họ lo ngại Omicron là một ngoại lệ. Giới chức y tế Anh hồi tháng 12 ước tính nguy cơ tái nhiễm Omicron lớn gấp 5,4 lần so với Delta. Điều này khiến tỷ lệ nhiễm nCoV tại Anh cao chưa từng thấy.

Giáo sư Paul Elliott, Giám đốc chương trình React và Chủ tịch Dịch tễ học và Y tế Công cộng tại Đại học Imperial College London, đánh giá, những ca trên không được xác định là tái nhiễm. Vì khả năng, ở một số trường hợp, virus vẫn còn sót lại dẫn tới kết quả dương tính lần 2.

Theo các chuyên gia đánh giá, Omicron có nhiều khả năng gây tái nhiễm cho những người từng mắc Covid-19 hơn các biến thể khác, do khả năng né tránh hệ miễn dịch. Dữ liệu từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh, 11% số ca mắc mới là tái nhiễm. Tuy nhiên, nghiên cứu cập nhật chỉ ra rằng con số thực sự có thể cao hơn nhiều.

Ông Danny Altmann, Giáo sư miễn dịch học tại Đại học Imperial London, cho biết: “Với sự kết hợp của hai năm xảy ra đại dịch, một vài đợt kháng thể suy yếu, hai làn sóng bùng phát của Delta với khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch và sau đó là Omicron, tình trạng tái nhiễm đã xuất hiện khá rộng”.

Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) quy định tái nhiễm là trường hợp mà một người được phát hiện tiếp tục dương tính với virus SARS-CoV-2 trong khoảng thời gian 90 ngày trở lên kể từ lần mắc trước đó. Định nghĩa này sẽ giúp loại trừ những người chậm hồi phục sau khi nhiễm. 

>> Tăng tốc phát triển vaccine chống Omicron 

Biến thể Omicron gât

Biến thể Omicron gây nguy cơ tái nhiễm cao hơn từ 4,38 lần đến 6,63 lần so với Delta.

Hiện nay, một số ca tái nhiễm đã được ghi nhận tại Hong Kong, Ấn Độ, Mỹ... Trong một số nghiên cứu, biến thể Omicron gây nguy cơ tái nhiễm cao hơn từ 4,38 lần đến 6,63 lần so với Delta. Điều này có nghĩa là khả năng bảo vệ chống lại việc mắc Covid-19 phát sinh từ lần nhiễm trước trong vòng sáu tháng qua đã giảm từ khoảng 85% xuống còn từ 0% đến 27%. Sự sụt giảm này không hề gây bất ngờ vì Omicron đã được phát hiện có khả năng né tránh các phản ứng miễn dịch của cơ thể ở một mức độ đáng kể.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới hiện nay chưa thống nhất mốc thời gian để tính là tái nhiễm, cũng như tỷ lệ tái nhiễm chung, song nhiều chuyên gia nhận định tỷ lệ này là khá thấp.

Tiến sĩ Raghib Ali, nhà dịch tễ học và cố vấn Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh nhận định, nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron ngay sau lần nhiễm Omicron đầu tiên sẽ thấp hơn so với khả năng nhiễm biến thể Delta rồi tái nhiễm Omicron. Và yếu tố khác chính là việc một người đã tiêm chủng cách đây bao lâu. Các chuyên gia cho biết liều lượng vaccine cũng có thể đóng vai trò quan trọng.

Các tế bào T của hệ miễn dịch, một trong những "tường thành" quan trọng của cơ thể chống lại Covid-19, có hiệu quả trong việc tăng cường phản ứng miễn dịch chống Omicron cho dù biến chủng này có nhiều đột biến; nếu bệnh nhân là F0 khỏi bệnh hoặc người đã được tiêm chủng. Kết quả phân tích hơn 1.500 đoạn protein của virus SARS-CoV-2, cho thấy biến chủng Omicron không có khả năng trốn tránh các tế bào T đã được "huấn luyện" sau thời kỳ F0 hoặc sau tiêm chủng. 

Giới khoa học kỳ vọng, các phản ứng mạnh mẽ của tế bào T được tạo ra bởi vắc-xin và bệnh Covid-19 trước đó sẽ tiếp tục bảo vệ chúng ta chống lại Omicron như đã làm với các biến thể khác. Do đó, tiêm phòng, gồm cả mũi tăng cường vẫn là trụ cột chính trong chiến dịch chống Covid-19. Vaccine có thể bảo vệ người dân khỏi nhập viện, tử vong. Các quốc gia vẫn được khuyến nghị thực hiện thêm các biện pháp khác nếu tỷ lệ lây nhiễm vẫn cao, dù Omicron ít khả năng gây bệnh nặng.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Người từng khỏi COVID-19 có dễ nhiễm Omicron? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710845528 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710845528 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10