Một quyết định hành chính đất đai đẻ ra tiền. Đó là nguồn cơn của rủi ro tham nhũng. Một quyết định hành chính đẻ ra tiền sẽ tạo ra cơ chế không có lợi cho quản lý.
Ngày 10/1 vừa qua, Ban cán sự Đảng Chính phủ và Ban dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân vận năm 2018, triển khai nhiệm vụ 2019. Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn giải: Một cuộc khảo sát xã hội gần đây với câu hỏi “điều lo lắng nhất trong cuộc sống hiện nay là gì” cho thấy người dân có 14 điều lo lắng. Trong đó, vấn đề đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng chiếm hơn 85%.
Có thể bạn quan tâm
16:23, 28/12/2018
06:30, 12/12/2018
14:01, 03/12/2018
09:05, 20/11/2018
17:05, 13/11/2018
05:47, 13/11/2018
10:42, 30/10/2018
07:05, 21/10/2018
Đúng là, những sai phạm trong quản lý đất đai luôn mang lại nhiều bức xúc cho nhân dân trong thời gian qua, nó xảy ra ở hầu hết các địa phương. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ này đã thực hiện 18 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 64 tổ chức sử dụng đất. Kết quả đã phát hiện nhiều tồn tại, sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai ở hầu hết các đối tượng được thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên kết quả xử phạt vi phạm hành chính về đất đai mới thực hiện 8 trường hợp với số tiền hơn 1,36 tỷ đồng.
Còn tại ở các địa phương, chỉ tính riêng trong 2 năm 2016-2017 đã thực hiện 957 cuộc đối với 2.918 tổ chức, cá nhân sử dụng đất và đã xử phạt 376 tổ chức, cá nhân với số tiền hơn 8,4 tỷ đồng. Như vậy việc xử phạt vi phạm hành chính về đất đai đã thực hiện ở các cấp trong 3 năm qua còn ít so với số lượng trường hợp vi phạm đã phát hiện.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, đã có nhiều câu chuyện buồn xảy ra liên quan đến tranh chấp đất đai khiến tình cảm anh em, hàng xóm, láng giềng bị rạn nứt, thậm chí có người mất mạng, người rơi vào vòng lao lý. Thậm chí, chuyện người dân kiện chính quyền, Chủ tịch tỉnh cũng là chuyện thường.
Không chỉ ở Quảng Ngãi, Cà Mau, việc Chủ tịch UBND các tỉnh bị kiện ra toà đã trở thành chuyện… bình thường đối với dư luận. Tại Nghệ An, hồi tháng 8/2018, chị Nguyễn Thị Huyền (32 tuổi) đã khởi kiện Chủ tịch UBND tỉnh ra toà, yêu cầu hủy quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai liên quan đến gia đình chị.
Tại Hà Nam, tháng 3/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, UBND tỉnh Hà Nam bị 18 hộ dân ở xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng khởi kiện liên quan đến dự án Khu nhà ở Trung Đông tại địa phương này. Cũng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài đã thua kiện một người dân khi người này kiện vì bị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại không phù hợp...
Các sai phạm về quản lý sử dụng đất được kể ra như tình trạng tiến hành thu hồi nhiều đất của dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị, thương mại, dịch vụ; Lấn chiếm đất công ở khắp nơi; Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển đổi mục đích như biến đất nông nghiệp, lâm nghiệp thành đất ở, đất kinh doanh trái luật dẫn đến hậu quả bị hoang hóa, mất giá trị…
Thế nhưng, vấn đề chính sách liên quan đến lợi ích của người sử dụng đất còn nhiều bất cập, giá đất chưa phù hợp, thường xuyên thay đổi; cơ chế đền bù, hỗ trợ chưa nhất quán. “Giai đoạn 2014 – 2018 đã có nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai, diễn ra phổ biến, phức tạp ở hầu hết các nội dung và các cấp quản lý” - Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.
Có thể nói, một quyết định hành chính đất đai đẻ ra tiền. Đó là nguồn cơn của rủi ro tham nhũng. Một quyết định hành chính đẻ ra tiền sẽ tạo ra cơ chế không có lợi cho quản lý. Luật đất đai 2013 cho thấy, chúng ta còn tăng quyền lực nhiều hơn cho cơ quan quản lý.
Để phòng ngừa tham nhũng, sai phạm trong lĩnh vực đất đai nên có sự phối hợp giữa các ngành có liên có quan. Bởi một dự án được đầu tư liên quan đến quy hoạch, kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất… nên cần phải xác định rủi ro tham nhũng ở đâu để có hướng xử lý. Nếu không, sai phạm vẫn còn diễn ra dài dài và phổ biến!